Giai cấp địa chủ thời Trung Đại của Trung Quốc

     Do đặc điểm của chế độ ruộng đất và nền kinh tế, cơ cấu giai cấp thời trung đại ở Trung Quốc tương đối phức tạp, trong đó bao gồm các giai cấp và tầng lớp sau đây :

Giai cấp địa chủ thời Trung Đại của Trung Quốc

Giai cấp địa chủ

     Cũng nhờ một số nước phương Đông khác, giai cấp địa chủ ở Trung Quốc có thể chia thành hai tầng lớp chủ yếu là địa chủ quan lạiđịa ch bình dân.     Trong tầng lớp địa chủ quan lại có một bộ phận giàu sang nhất, có thế lực nhất, đó là loại địa chủ quý tộc phong kiến. Loại này bao gồm vương hầu, tôn thất, công thần… Đến thời Tần, địa chủ quý tộc trở thành một đẳng cấp đặc biệt gọi là địa chủ môn phiệt, còn gọi là địa chủ sĩ tộc hay địa chủ thtộc. Đẳng cấp này có sự phân biệt rất rõ rệt với địa chủ quan lại lớp dưới gọi là địa chủ hàn môn. Về chính trị, họ đởi đởi giữ những chức vụ lớn và được quan niệm là thanh caoở trong triều đình. Vì vậy, lúc bấy giờ có câu :

“Phẩm cao không có hàn môn, phẩm thấp không có thế tộc

     Về quan hệ xã hội, họ không kết thông gia, không đi lại chơi bời tiệc tùng chè chén với địa chủ hàn môn.

     Địa chủ quý tộc là một tầng lớp tồn tại suốt chiều dài của chế độ phong kiến, nhưng do sự thay đổi triều đại, các dòng họ quý tộc cũng luôn luôn thay đổi.

     Địa chủ bình dân là tầng lớp không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước. Tuy vậy, bằng biện pháp chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, cókẻ còn kiêm việc buôn bán, nên một số cũng rất giàu có, do đó cũng có thế lực lớn vềchính trị.

     Truyện Trọng Trưởng Thống trong Hậu Hán thư chép “Nhà của hào dân hàng trăm cái liền nóc với nhau, ruộng tốt đầy đồng, nô tì hàng nghìn, người phụ thuộc tính hàng vạn. Thuyền xe buôn bán đi khắp bốn phương, của cải tích trữ đầy cả đô thành, vật lạ, hàng quý nhà lớn chứa không hết, ngựa, bò, dê, lợn thung lũng không còn chỗ”. Do đó, “thân không được nhận nửa mệnh lệnh của vua mà trộm mặc áo rộng, không làm chút chức trưởng nhóm năm nhà mà có cả một ấp lớn nghìn nhà phục dịch, vinh hiển sung sướng hơn cả các bậc vương hầu, thế lực còn vượt các quan Thú, Lệnh”.

     Nhân khi chính quyền trung ương suy yếu, trật tự xã hội rối loạn, những nhà phú hào này bắt điền khách luyện tập quân sự để bảo vệ điền trang của mình. Một số đã phát triển lực lượng thành những tập đoàn quân phiệt rồi đánh lẫn nhau, có khi cũng tham gia vào cuộc đấu tranh trong triều đình. Nếu thành công, họ liền giữ lấy quyền cao chức trọng và chuyển thành địa chủ quan lại.

     Ngoài ra, từ thời Nam Bắc triều về sau, Phật giáo và Đạo giáo phát triển nhanh chóng, do đó bên cạnh địa chủ thế tục còn có địa chủ nhà chùa. Tầng lớp này cũng có nhiều ruộng đất và nô dịch nhiều nông dân, nhưng ở Trung Quốc vai trò của họ về chính trị và kinh tế không quan trọng lắm.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi