Trong hoàn cảnh ấy, năm 755, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi binh chống Đường, sử sách gọi là loạn An Sử.
An Lộc Sơn vốn là người Hồ, nhờ có nhiều chiến cồng được phong làm Tiết độ sứ ba trấn rồi được phong làm Đông bình quận vương.
Dưới chiêu bài giết Dương Quốc Trung, nhưng thực chất là muốn giành lấy ngai vàng của nhà Đường, từ Phạm Dương (Hà Bắc), An Lộc Sơn tiến quân nhanh chóng xuống Lạc Dương rồi tiến sang Trường An. Huyền tông cùng triều đình phải chạy sang Tứ Xuyên. Vừa mới đến Mã Ngôi (Thiểm Tây), theo yêu cầu của quân sĩ, Huyền tông buộc lòng phải cho giết Dương Quốc Trung và Dương Quý Phi.
An Lộc Sơn chiếm được Trường An, nhưng từ đó nội bộ thường xảy ra những vụ chém giết lẫn nhau để tranh quyền. Còn nhà Đường thì vừa khẩn trương tập hợp lực lượng vừa mượn viện binh của tộc Hồi Hột để lấy lại Trường An. Cuối năm 754, Đường chiếm lại được hai kinh, nhưng đến năm 759, một lẫn nữa Lạc Dương lại rơi vào tay quân phiến loạn, mãi đến năm 762, với sự giúp đỡ của Hổi Hột, Đường mới thu hồi được thành phốnày Đến đây, hàng ngũ quân phiến loạn đã tan rã, nhiều tướng lình đầu hang Đường, đến năm 763 thì hoàn toàn thất bại.
Vụ loạn An Sử đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều vùng cư dân trù mật trở nên hoang vắng không có bóng người. Đây cũng là cái mốc đánh dấu nhà Đường từ chỗ thịnh trị bước vào thời kì suy yếu. Từ đó về sau trong triều đình, vua Đường chỉ làm bù nhìn, mọi quyền hành đểu do quan hoạn lũng đoạn. Bọn quan hoạn có thể tự ý phế lập các vua, khống chế các quan từ Tể tướng trở xuống. Bị quan hoạn o ép, các quan trong triều nhiều lần liên kết với nhau để chống lại, nhưng đều bị thất bại. ở các địa phương, thế lực các Tiết độ sứ ngày càng lớn mạnh, trở thành những lực lượng cát cứ độc lập không chịu sự quản lí của chính phủ trung ương.
Trong quá trình đó, nhà Đường lại bị Thổ Phồn và Nam Chiếu tấn công và chiếm mất nhiều đất đai. Từ thế kỉ VII, Thổ Phồn (tiền thân của Tây Tạng) trở thành một quốc gia thống nhất hùng mạnh và đã nhiều lần đánh bại quân Đường. Năm 763, sau khi chiếm được một vùng rộng lớn ở Tây Bắc Trung Quốc, Thổ Phồn đem 20 vạn quân tiến sang phía đông cướp phá Trường An 15 ngày rồi rút lui.
Còn Nam Chiếu là quốc gia của tộc Bạch ở Vân Nam thành lập vào thế kỉ VIII. Lúc đầu Nam Chiếu cũng thần phục Đường, nhưng sự tàn ác của bọn quan lại Trung Quốc đã đẩy họ chuyển sang thần phục Thổ Phồn. Do vậy, Đường đã hai lần sai quân đi đánh Nam Chiếu nhưng toàn quân bị tiêu diệt. Năm 829, Nam Chiếu tấn công vào đất Thục đến tận Thành Đô, cướp bóc trong 10 ngày và bắt đem đi hàng vạn thợ thủ công Trung Quốc. Mối đe doạ của Nam Chiếu kéo dài mãi cho đến khi nhà Đường diệt vong.
(Còn tiếp)
Đọc thêm tại: