Giới thiệu về Đạo Phật

     Từ cuối thời Tây Hán, Phật giáo của Ấn Độ bắt đầu truyền vào Trung Quốc, nhưng đến thời Đông Hán chỉ mới có một số quý tộc theo đạo Phật. Mãi đến thời Tam quốc, Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiền mới bắt đầu được xây dựng.

     Từ Đông Tấn đến Tuỳ Đường, Phật giáo ngày càng thịnh hành. Để nghiên cứu một cách tưởng tận giáo lí của đạo Phật, nhiều nhà sư Trung Quốc như Pháp Hiển thời Đông Tấn, Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đời Đường đã tìm đường sang Ấn Độ. Ngược lại, nhiều nhà sư nước ngoài như Ấn Độ,

     Phù Nam cũng đến Trung Quốc để truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra Hán ngữ ngày càng nhiều, nhất là sau chuyến đi Ấn Độ của Huyền Trang

Giới thiệu về Đạo Phật

     Khi Bắc Tống mới thành lập, Triệu Khuông Dẫn cũng tôn sùng Phật giáo, do đó đã cho xây chùa, tạc tượng, in kinh, lại còn cử một đoàn gồm 157 nhà sư sang Ấn Độ để tìm hiểu thêm về đạo Phật.

     Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo đã ảnh hưởng đến nguồn thuế khoá và lực lượng lao động của nhà nước, vì ruộng đất của chùa chiền được miễn thuế, các nhà sư được miễn lao dịch. Vì vậy nhiều hoàng đế Trung Quốc thờiĐường và thời Ngũ đại đã từng ra lệnh “bỏ Phật” tức là bỏ bớt chùa chiền, lấy tượng đồng và chuông khánh để đúc tiền, buộc phần lớn sư sãi phải hoàn tục ; hoặc như Tống Huy Tông thì cực lực bài báng Phật giáo và chủ trương đề cao Đạo giáo để thay thế vai trò của tôn giáo ngoại lai này. Tuy vậy, nếu vua trước bài báng Phật giáo thì vua sau lại nâng đỡ Phật giáo, cho nên Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại.

     Trong quá trình ấy, giữa ba học thuyết Nho, Phật, Lão đã không ngừng bài bác lẫn nhau. Ngược lại có một số người chủ trương thống nhất ba học thuyết ấy làm một vì họ cho rằng “Nho Phật nhất trì”, “Lão Phật cùng một thể chỉ khác nhau về vận dụng” v.v… Có người như Trương Dung thời Nam Tề, lúc sắp chết, tay trái cầm Hiếu kinhLão Tử, tay phải cầm Pháp hoa kinh để biểu thị sự nhất trí của ba tôn giáo ấy. Vương Thông thời Tuỳ cũng chủ trương hợp nhất Nho, Đạo, Phật trên cơ sở Nho học. Tuy rằng chủ trương này không thành công, nhưng kết quả là học thuyết nào cũng có tiếp thu một sốyếu tố của học thuyết khác để làm phong phú thêm học thuyết của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi