Thể loại Từ, Kịch và tiểu thuyết của Trung Quốc

T

     Vốn ra đời vào cuối đời Đường, do thơ Đường biến thể mà thành. Từ là lời thơ của các điệu nhạc có sẵn, vì vậy số câu, sốchữ, âm điệu của từ là tuỳ thuộc vào các điệu nhạc, do đó càu thơ của từ thưởng dài ngắn không đều nhau chứ không phải bị ràng buộc bởi những quy tắc chặt chẽ như thơ Đường.

     Đời Tống là thời kì phát triển nhất của từ. Những người sáng tác từ nổi tiếng lúc bấy giở là Liễu Vĩnh, Tô Thức, Tân Khí Tật, nữ sĩ Lý Thành Chiếu v.v…

     Do sự phát triển của từ, ca hát trở thành một môn nghệ thuật rất thịnh hành trong xã hội thượng lưu và đô thị. Lúc bấy giở, trong cung đình thì thiết lập “giáo phưởng”, ở các thành phố lớn thì có “ca lâu”, thậm chí trong phủ riêng của một sốquý tộc quan lại lớn cũng nuôi đào hát và vũ nữ.

Thể loại Từ, Kịch và tiểu thuyết của Trung Quốc

Kịch

     Là hình thức văn học nghệ thuật tiêu biểu của đời Nguyên. Từ thời Tống, Kim, loại kịch đơn giản phối hợp giữa hát, nói, múa, đàn đã xuất hiện. Trên cơ sở kế thừa và tổng hợp các hình thức nghệ thuật như từ, hí kịch và những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân, các nhà biên kịch đời Nguyên đã dựng nên những vở ca vũ kịch hoàn chỉnh. Số kịch bản đã biên soạn dược là khoảng 500 vở, nhưng lưu truyền đến nay chỉ còn hơn 100 tác phẩm mà thôi. Nhà soạn kịch ưu tú nhất đời Nguyên là Quan Hán Khanh. Ông viết được hơn 60 kịch bản, nay còn truyền lại 18 tác phẩm, trong đó các vở Đậu Nga oan (nỗi oan của nàng Đậu Nga), Bái nguyệt đình (Nhà đón trăng), Vọng giang đình (Nhà ngắm sông), Đơn dao hội (Đơn dao dự hội) v.v… là có giá trị nhất. Qua các tác phẩm ấy, tác giả đã lên án nền thống trị tàn bạo của quý tộc Mông cổ và thể hiện tinh thần đấu tranh vì chính nghĩa của mình.

     Ngoài Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ, tác giả vở kịch Tây sương kí (Mái Tây), cũng là một nhà soạn kịch nổi tiếng lúc bấy giở.

     Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh – Thanh. Trước đó, ở các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Dựa vàonhững câu chuyện ấy, các nhà văn đã viết thành các “tiểu thuyết chu hồi”. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thuỷ hửcủa Thi Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩacủa La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hông lâu mộng của Tào Tuyết Cần v.v…

     Truyện Thuỷ hử kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Vì vậy thời Minh – Thanh, tác phẩm này bị xếp vào loại sách cấm, nhưng sự tích các anh hùng Lương Sơn Bạc thì vẫn được lưu truyền trong nhân dân và đã có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với sự đấu tranh của nông dân chống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến.

     Tam Quốc chí diễn nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vưởn đào lưu truyền trong dân gian, nội dung miêu tả cuộc đấu tranh vềquân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Ngụy – Thục – Ngô.

     Tây du kí viết về truyện Huyền Trang và các đồ đệ tìm đườngsang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều  gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích. Trong tác phẩm này, tác giả đã đặc biệt miêu tả Tôn Ngộ Không thành một nhân vật hết sức thông minh, mưu trí, dũng cảm và nhiệt tình, đồngthời qua Tôn Ngộ Không tính chất chống phong kiến của tác phẩm được thể hiện rất rõ rệt.

     Nho lâm ngoại sử là bộ tiểu thuyết trào phúng viết về truyện làng Nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đã đả kích chế độ thi cử đương thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức phong kiến dưới chế độ thi cử đó.

     Hồng lâu mộng viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên, qua đó để vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trưởng, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồngthời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém, những tâm hồn cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh khá mạnh vào hệ ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Giới thiệu về Phú và Thơ Đường trong văn học Trung Quốc

     Văn học là một lĩnh vực rất nổi bật trong nền văn hoá Trung Quốc thời trung đại.

     Do kinh tế phát triển mạnh mẽ và toàn diện, do thực tế phong phú và sinh động của cuộc sống trong một đất nước rộng lớn với những điểu kiện tự nhiên nhiều màu nhiều vẻ, do những cuộc đấu tranh phức tạp trong xã hội và đặc biệt là do chính sách dùng văn chương làm thước đo tài năng nên văn học không những có cơ sở phát triển mà cởn rất được khuyến khích.

Giới thiệu về Phú và Thơ Đường trong văn học Trung Quốc

     Trong kho tàng văn học Trung Quốc giai đoạn lịch sử này tiêu biểu nhất là phú đời Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết đời Minh – Thanh.

Phú

     Là một thể loại văn học đặc biệt của Trung Quốc, trong đó lời văn được gọt giũa rất công phu. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như, Mai Thừa v.v…

     Ngoài phú ra, thơ ca đời Hán cũng phong phú về nội dung và điêu luyện về nghệ thuật hơn trước. Đại biểu cho nền thi ca thời này là Nhạc phủ. Nhạc phủ vốn là tên cơ quan phụ trách vềca nhạc tế lễ do Hán Vũ đế lập ra. Hàng năm cơ quan này cử người đi vào quần chúng để sưu tầm thơ ca của nhân dân, do đó vềsau dân ca cũng được gọi là Nhạc phủ, và chính vì vậy, Nhạc phủ đã mang nhiều tính chất hiện thực phản ánh được đời sống khổ cực và tình cảm của nhân dân.

Thơ Đường

     Là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc mà các thời đại trước và sau đó đều không sánh kịp. Thơ Đường có một số lượng rất lớn phản ánh tương đối toàn diện đất nước và bộ mật xã hội lúc bấy giờ và đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật.

     Trong hơn 2.000 nhà thơ còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất.

     Lý Bạch (701 – 762) là một người tính tình phóng khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc luồn cúi. Do vậy, tuy học rộng tài cao nhưng ông không hề đi thi và chưa làm một chức quan gì chính thức cả. Thơ của Lý Bạch phần lớn tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cũng có nhiều bài phản ánh đời sống của nhân dân. Đặc điểm nghệ thuật thơ Lý Bạch là lởi thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư sau đây là một ví dụ :

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này :

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân Hà tuột khi mây“.

     Đỗ Ph(712 – 770) xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Bản thân ông mặc dầu học rất rộng nhưng thi không đỗ, mãi đến năm 40 tuổi mới làm mấy chức quan nhỏ trong 7 năm. Tuy vậy suốt đời ông phải sống trong cảnh nghèo nàn. Cuộc đời lận đận đó đã giúp ông hiểu thấu cuộcsống khổ cực của nhân dân, do đó phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ví dụ, trong bài “Từ kinh đô về huyn Phụng Tiên” ông đã mô tả cảnh trái ngược giữa cuộc sống xa hoa ở cung đình và tình cảnh của nhân dân như sau :

“Móng giò ninh, người xơi rim rót

Thêm chanh chua, quất ngọt, rượu mùi.

Của son rượu thịt để ô

Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường.”

     Những bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như vậy cửa Đỗ Phủ rất nhiều, vì vậy ông được đánh giá là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời Đường.

     Bạch Cư Dị (772 – 846) xuất thân từ gia đình quan lại, đậu tiến sĩ, đã làm nhiều chức quan to trong triều, nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức làm Tư Mã Giang Châu.

     Bạch Cư Dị cũng đi theo con đường sáng tác của Đỗ Phủ, đã làm nhiều bài thơ nói lên nỗi khổ cực của nhân dân và lên án giai cấp thống trị. Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiềubài đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật. Đáng chú ý hơn nữa là trong những bài thơ lên án giai cấp thống trị, ôngđã dùng những lởi lẽ khi thì chua cay, khi thì quyết liệt. Ví dụ lên án sự ức hiếp tàn nhẫn của các quan lại đối với nhân dân trong việc thu thuế, trong bài “ông già Đỗ Lăng” ông đã viết:

Quan trên biết rõ mà không xét

Thúc lấy đủ tô cầu lập công

Bán đất cầm dâu nộp cho đủ

Cơm áo sang năm trông vào đâu ?

Lột áo trên mình ta,

Cướp cơm trên miệng ta

Hại người hại vật là hùm sói

Cứ gì cào móng, nghiến răng ăn thịt người”

     Sau khi bị giáng chức, ông trở nên bi quan, nên tính chiến đấu trong những bài thơ cuối đời của ông không được mạnh mẽ như trước nữa. Mặc dầu vậy, ông vẫn là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn của Trung Quốc đời Đường.

     Tóm lại, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc ; đồng thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kì sau này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Giới thiệu về Đạo Phật

     Từ cuối thời Tây Hán, Phật giáo của Ấn Độ bắt đầu truyền vào Trung Quốc, nhưng đến thời Đông Hán chỉ mới có một số quý tộc theo đạo Phật. Mãi đến thời Tam quốc, Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiền mới bắt đầu được xây dựng.

     Từ Đông Tấn đến Tuỳ Đường, Phật giáo ngày càng thịnh hành. Để nghiên cứu một cách tưởng tận giáo lí của đạo Phật, nhiều nhà sư Trung Quốc như Pháp Hiển thời Đông Tấn, Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đời Đường đã tìm đường sang Ấn Độ. Ngược lại, nhiều nhà sư nước ngoài như Ấn Độ,

     Phù Nam cũng đến Trung Quốc để truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra Hán ngữ ngày càng nhiều, nhất là sau chuyến đi Ấn Độ của Huyền Trang

Giới thiệu về Đạo Phật

     Khi Bắc Tống mới thành lập, Triệu Khuông Dẫn cũng tôn sùng Phật giáo, do đó đã cho xây chùa, tạc tượng, in kinh, lại còn cử một đoàn gồm 157 nhà sư sang Ấn Độ để tìm hiểu thêm về đạo Phật.

     Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo đã ảnh hưởng đến nguồn thuế khoá và lực lượng lao động của nhà nước, vì ruộng đất của chùa chiền được miễn thuế, các nhà sư được miễn lao dịch. Vì vậy nhiều hoàng đế Trung Quốc thờiĐường và thời Ngũ đại đã từng ra lệnh “bỏ Phật” tức là bỏ bớt chùa chiền, lấy tượng đồng và chuông khánh để đúc tiền, buộc phần lớn sư sãi phải hoàn tục ; hoặc như Tống Huy Tông thì cực lực bài báng Phật giáo và chủ trương đề cao Đạo giáo để thay thế vai trò của tôn giáo ngoại lai này. Tuy vậy, nếu vua trước bài báng Phật giáo thì vua sau lại nâng đỡ Phật giáo, cho nên Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại.

     Trong quá trình ấy, giữa ba học thuyết Nho, Phật, Lão đã không ngừng bài bác lẫn nhau. Ngược lại có một số người chủ trương thống nhất ba học thuyết ấy làm một vì họ cho rằng “Nho Phật nhất trì”, “Lão Phật cùng một thể chỉ khác nhau về vận dụng” v.v… Có người như Trương Dung thời Nam Tề, lúc sắp chết, tay trái cầm Hiếu kinhLão Tử, tay phải cầm Pháp hoa kinh để biểu thị sự nhất trí của ba tôn giáo ấy. Vương Thông thời Tuỳ cũng chủ trương hợp nhất Nho, Đạo, Phật trên cơ sở Nho học. Tuy rằng chủ trương này không thành công, nhưng kết quả là học thuyết nào cũng có tiếp thu một sốyếu tố của học thuyết khác để làm phong phú thêm học thuyết của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi