Trong quá trình chinh phục Trung Quốc, đối với những nơi kiên quyết kháng chiến, quân Thanh thi hành chính sách huỷ diệt. Ví dụ : thành Dương Châu (Giang Tô) sau khi thất thủ đã bị quân Thanh tàn sát trong 10 ngày, số dân bị giết chết và phải chạy trốn lên đến hơn 800.000 người. Đông thời, hễ chiếm được nơi nào, quân Thanh đều bắt nhân dân Trung Quốc phải theo một số phong tục tập quán của người Mãn Châu mà trước hết là bắt phải cạo tóc theo kiểu người Mãn. Nhân dân Trung Quốc phản đối thì quân Thanh ra lệnh : “Muốn để đầu thì đừng dể tóc, muốn, để tóc thì đừng để đầu”. Tuy thế, nhiều nơi nhân dân Trung Quốc vẫn kiên quyết chống lại v.à trả lởi rằng : “Đầu có thể đứt, tóc không thể cạo”.
Đông thời với quá trình chinh phục, nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương và thi hành chính sách áp bức dân tộc. Người Hán tuy cũng được làm quan, nhưng mọi quyền hành đểu do quan lại người Mãn nắm giữ. Nếu chức vụ ngang nhau thì phẩm hàm của người Mãn cũng cao hơn, có một số chức vụ như chỉ huy quân đội đóng ở các tỉnh thì chỉ người Mãn mới được đảm nhiệm. Ngoài ra, nhà Thanh còn thẳng tay trấn áp mọi hoạt động hoặc biểu hiện tư tưởng chống lại người Mãn, do đó đã gây nên nhiều vụ án văn tự. Ví dụ, năm 1663, Trang Đình Long vì chuẩn bị in quyển Minh thư tập lược, trong đó có nhiều lời lẽ chông Mãn Thanh, nên tuy đã chết mà vẫn bị quật mộ lên để chém thây. Những người viết lời tựa, khắc in, bán sách, đọc sách, giữ sách đều bị xử tử, tất cả đến 72 người.
Nhưng mặt khác, nhà Thanh lại thi hành chính sách mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, bảo vệ quyền lợi ruộng đất của họ, thu hút nhiều trí thức Hán tộc vào bộ máy quan lại, đề cao Nho học. Lại có vua Thanh như Khang Hi (1662 – 1722) tuyên bố : “Mãn Hán là một”. Đối với nhân dân, giai đoạn đầu, nhà Thanh cũng giảm nhẹ tô thuế, khuyến khích khai khẩn đất hoang, nên nhân dân đỡ bị bọn này hà hiếp.
Do chính sách hai mặt đó, nên thời kì đầu tuy xã hội Trung Quốc có tồn tại mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc, nhưng không gay gắt bằng thời Nguyên. Nhưng từ cuối thế kỉ XVIII về sau, giai cấp thống trị xa xỉ, quan lại tham ô, ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ, nên nhân dân càng cực khổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra.
Nghe nói buôn bán với Bồ Đào Nha có lợi, nên Trung Quốc lại mở cửa Quảng Châu. Năm 1553, nhân việc thuyền gặp bão, người Bổ Đào Nha xin được lên bờ Áo Môn phơi hàng hoá bị ướt. Nhờ đút lót cho quan địa phương, họ được lên cư trú ở Áo Môn và đến năm 1557 thì bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháo đài, thành quách, dần dần biến mảnh đất này thành thuộc địa của họ.
Sau người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha. Năm 1570, họ chiếm được Luxôn (Philíppin). Năm 1575, một băng cướp biển Trung Quốc bị đuổi chạy sang Luxồn. Người Tây Ban Nha phối hợp với quan quân Trung Quốc tiêu diệt được băng cướp đó nên được đến buôn bán ở Chương Châu (Phúc Kiến).
Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/