Khôi phục và phát triển nông nghiệp

Đầu thời Đông Hán, Lưu Tú lại thi hành những chính sách tương tự như đầu thời Tây Hán nên nông nghiệp lại được khôi phục và phát triển. Đáng chú ý là lúc bấy giở công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến. Vào cuối thời Đông Hán, xe đạp nước bắt đầu được phát minh và đến thời Tam quốc thì được hoàn thiện thành cái xe đạp nước ngày nay. Phương pháp lợi dụng sức nước để kéo cối xay bột cũng bắt đầu ra đời.

Từ cuối Đông Hán, trải qua thời Tam quốc đến thời Nam – Bắc triều, chiến tranh xảy ra liên miên, tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nông nghiệp. Đầu thời Tuỳ, đất nước lại được thống nhất, kinh tế đang có chiều hướng phát triển thì sự xa hoa vô hạn độ của Tuỳ Dưỡng đế Và tiếp theo đó, những cuộc chiến tranh xâm lược và những cuộc nội chiến kéo dài hơn chục năm đã làm cho kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nặng nề.

Khôi phục và phát triển nông nghiệp

Rút bài học thất bại của nhà Tuỳ, Đường Thái Tông thi hành những chính sách kinh tế tương đối tốt, nên nông nghiệp lại phát triển. Đặc biệt đến năm trị vì thứ tư của Đường Thái tông (630), Trung Quốc được mùa lớn, “gạo mỗi đấu bốn năm tiền, cổng ngọàỉ mấy tháng không đóng, ngựa bở đầy đông, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực’,.

Sang đầu thế kỉ VIII, dưới thời Đường Huyền tông, nền kinh tế Trung Quốc càng phát triển một cách toàn diện, do vậy đất nước một lần nữa lại xuất hiện cảnh thái bình thịnh vượng. Nhưng từ giữa thế kỉ VIII về sau, xã hội Trung Quốc có nhiều biến cố : loạn An Sử, chiến tranh nông dân, nội chiến ; nên nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, mãi đến thời Tống mới được phát triển ít nhiều.

Đến thế kì XII, miền Bắc Trung Quốc bị người Nữ Chân thống trị, phần vì trình độ phát triển xã hội của họ tương đối thấp, phần vì người Hán bở chạy xuống miền Nam rát nhiều, nên nông nghiệp ở miền Bắc bị đình đốn. Trái lại, ở miền Nam, kinh tế được phát triển nhanh chóng, trong đó đáng chú ý là nhiều loại nông sản mới như lúa Chiêm Thành (đưa từ Đại Việt sang), bông v.v… được trông ngày càng nhiềuở Trung Quốc.

Trong thời gian chinh phục của người Mông cổ, nền kinh tế Trung Quốc, nhất là ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề do chính sách giết sạch để lấy đất làm bãi cở chăn nuôi. Nhưng sau khi triều Nguyên thành lập, Hốt Tất Liệt đã thay đổi chính sách thống trị, do vậy nông nghiệp cũng có một số thành tựu nào đó mà điểm nổi bật là việc trông bông càng phổ biến hơn trước.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/tinh-hinh-nganh-nong-nghiep.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới