Thanh đối phó với “vụ loạn Tam phiên”

        Sau khi diệt được triều Nam Minh không lâu, triều Thanh lại phải đối phó với “vụ loạn Tam phiên”. Khi mới thành lập, triều Thanh đã phong vương cho một số tướng lĩnh Hán tộc làm tay sai, về sau còi lại ba vương là Ngô Tam Quế (được phong ở Vân Nam), Thượng Khả Hỉ (được phong ở Quảng Đông), Cánh Kế Mậu (được phong ở Phúc Kiến). Ba lãnh địa đó gọi chung là “Tam phiên” và trong ba vương ấy, mạnh nhất là thế lực của Ngô Tam Quế. Sự tồn tại của những lãnh địa nửa độc lập này rõ ràng là không có lợi cho nền thống trị củanhà Thanh. Vì vậy năm 1673, vua Khang Hi đã ra lệnh bở các phiên.

        Bị mất quyền lợi, ngay năm ấy Ngô Tam Quế nổi dậy chống lại nhà Thanh và hô hào hai phiên kia cùng phối hợp. Phong trào này đã lôi cuốn dược sự hưởng ứng của nhiều địa phương trong cả nước. Trịnh Kinh cũng từ Đài Loan đem quân tấn công vùng ven biển hai tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến. Tuy nhiên các lực lượng chống Thanh không có hành động thống nhất. Hai phiên họ Cánh và họ Thượng đến năm 1676 đã đầu hàng Thanh.

Thanh đối phó với “vụ loạn Tam phiên”

      Trong tình thế rắt khó khăn, năm 1678, Ngô Tam Quế vẫn xưng Hoàng đế, nhưng đã chết trong năm đó, cháu của Tam Quế là Ngô Phiên nối ngôi, nhưng thế lực đã rất suy yếu. Năm 1681, quân nhà Thanh  tấn công Vân Nam, Côn Minh thất thủ, Ngô Thế Phiên phải tự tử. Lúc bí giở, Cánh Kế Mậu đã chết, người con kế thừa là Cánh Tinh Trung bị giải về kinh đô xử tử. Như vậy, cuộc nổi dậy của “Tam phiên” đến đây bị dập tắt

       Tiếp đó, năm 1683, quân Thanh tấn công Đài Loan, lúc đó Trịnh Kinh đã chết, người con kế thừa là Trịnh Khắc Sảng phải đầu hàng. Đến đây mọi phong trào đấu tranh vũ trang chống Thanh đều chấm dứt.

       Sự hình thành đế quốc Thanh

       Trước khi thành lập triều Thanh, bằng các biện pháp lôi kéo hoặc tấn công, nước Hậu Kim đã thần phục được các tiểu quốc miển Nam Mông cổ. Sau khi thống trị Trung Quốc, triều Thanh tiếp tục thực hiện kế hoạch thôn tính miền Bắc và miền Tây Mông cổ. Lúc bấy giở, chi tộc Mông cổ cu trú ở miền Bắc gọi là người Khan Kha, cởn ở miển Tây, mạnh nhất là tộc Junke. Do mâu thuẫn nội bộ và do bị tộc Junke tấn công, năm 1697, tộc Khan Kha phải thần phục Thanh. Cởn tộc Junke thì đến năm 1757 cũng hoàn toàn bị đánh bại.

         Về phía đông nam, mục tiêu chinh phục của nhà Thanh là Tây Tạng. Vào thế kỉ XV, ở Tây Tạng xuất hiện một giáo phái mới của đạo Lạt ma gọi là phái Áo vàng để phân biệt với giáo phái cũ gọi là phái Áo đở. Giáo phái mới này do Đạt Lai và Ban Thiền đứng đầu. Đến cuối đởi Minh, giáo phái này đã truyền bá vào Mông cổ.

       Đầu đời Thanh, Đạt Lai V liên kết với người Mông cổ Junke để đấu tranh với giáo phái Áo đở, do đó tộc Mông Cổ này khống chế được chính quyền của Tây Tạng. Để dẹp các cuộc đấu tranh ở Tây Tạng, năm 1717, người Mông cổ Junke đem quân vào Tây Tạng. Lấy lí do giúp đỡ Tây Tạng chống sự xâm lược của người Mông cổ, năm 1718, nhà Thanh cũng đưa quân vào Tây Tạng, nhưng bị người Mông cổ đánh bại, vì vậy năm 1719 và 1720, nhà Thanh phải huy động đại quân mới đánh bại được người Junke rồi lập tay sai của mình lên làm người đứng đầu tồn giáo và chính quyền ở Tây Tạng. Từ năm 1727, Tây Tạng chính thức bị sáp nhập vào bản đổ đế quốc Thanh.

         Ở phía tây bắc, vùng Tân Cương ngày nay là nơi cư trú của người Duy Ngô Nhĩ (trước kia gọi là người Hổi Hột). Đầu đởi Thanh, vùng này bịngười Mông cổ Junke thống trị. Sau khi đánh bại người Mông cổ ở Tây Tạng, từ năm 1758 đến 1759, Thanh đã tấn công và chiếm được đất đai của người Duy Ngô Nhĩ và đặt tên là Tân Cương.

        Như vậy, trải qua một quá trình chinh chiến lâu dài, đến giữa thế kỉ XVIII, triều Thanh đã thôn tính được Mông cổ, Táy Tạng, Tân Cương, cùng với Mãn Châu và bản đồ của nước Minh cũ lập thành một đế quốc rộng lớn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi