Những hoạt động bình định Trung Quốc của triều Thanh

      Bộ tộc lập nên triều Thanh vốn là một chi nhánh của người Nữ Chân. Đầu thế kỉ XII, một số chi tộc Nữ Chân đã thành lập nước Kim ở lưu vực Hoàng Hà, cởn một số bộ lạc khác vẫn cư trú ở miền Đông Bắc Trung Quốc ngày nay.


     Đầu thời Minh, người Nữ Chân chia làm ba bộ lạc mà Trung Quốc gọi là Kiến Châu, Hải Tây và Dã Nhân. Nói chung, cả ba bộ lạc ấy đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội thị tộc. Đến cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất được ba bộ lạc ấy, trên cơ sở đó, năm 1616, ông xưng làm Khan (vua) và cũng gọi tên nước là Kim (lịch sử gọi là Hậu Kim). Từ đó, Hậu Kim luôn luôn đem quân tấn cống và chiếm được nhiều đất đai của Trung Quốc. Năm 1627, tộc Kiến Châu được đổi thành Mãn Châu và đến năm 1636, tên nước cũng được đổi thành Thanh. Từ đó, nước Thanh càng tích cực chuẩn bị lực lượng để chờ thời cơ thôn tính cả Trung Quốc.

Những hoạt động bình định Trung Quốc của triều Thanh

       Năm 1644, ngay sau khi Lý Tự Thành thất bại phải rút khởi Bắc Kinh, vua Thanh liền chiếm lấy kinh thành và bắt đầu thống trị Trung Quốc.

      Từ đó, triều Thanh với tư cách là một triều đại phong kiến mới ở Trung Quốc chính thức thành lập.

      Tuy vậy, khi nghe tin chính quyền nhà Minh ở Bắc Kinh bị lật đổ, các quan lại ở Nam Kinh đã tôn một người trong hoàng tộc là Phúc Vương lên làm vua, lập nên chính phủ Nam Minh. Năm 1645, quân Thanh đánh chiếm Nam Kinh, Phúc Vương bở chạy, bị bộ hạ bắt nộp cho Thanh, nhưng tiếp đó, tại Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông đã lần lượt lập những người dòng dõi của nhà Minh lên làm vua và tiếp tục chống Thanh. Tuy Nam Minh có phối hợp với lực lượng tàn dư của quân khởi nghĩa nông dân, nhưng lực lượng vẫn quá yếu, vì vậy trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Thanh, vua cuối cùng của Nam Minh là Quế Vương phải chạy sang Miến Điện. Ngô Tam Quế đem quân truy kích buộc vua Miến Điện phải giao Quế Vương, rồi đưa về Côn Minh (Vân Nam) treo cổ, triều Nam Minh diệt vong (1661).

      Trong quá trình ấy, nhiều tướng lĩnh yêu nước đã kiên cường bền bỉ chống Thanh mà người tiêu biểu nhất là Trịnh Thành Công. Năm 1661, để xây dựng căn cứ địa, Trịnh Thành Công đã đem 25.000 quân vượt biển ra Đài Loan. Với sự ủng hộ của nhân dân địa phương, Trịnh Thành Cổng đã đuổi được người Hà Lan (chiếm đảo này từ năm 1624), Trịnh Thành Công chết, con ông là Trịnh Kinh tiếp tục sự nghiệp của bố.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới