Thời đại triều Nguyên

      Sau khi tiêu diệt Nam Tống, triều Nguyên một mặt hoàn toàn bắt chước cách tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khoá… của Trung Quốc, nhưng mặt khác lại thi hành chính sách áp bức dân tộc rất trắng trợn. Để giành quyền ưu tiên cho dân tộc chinh phục, triều Nguyên chia cư dân cả nước làm bốn loại :

Loại 1 là người Mông cổ.

Loại 2 là người Sắc Mục, bao gồm người Tây Hạ, Duy Ngô Nhĩ, các tộc ở Trung Á, Ba Tư…

Loại 3 là “người Hán”, baogồm người Khất Đan, Nữ Chân, Hán, Cao Li… vốn là cư dân của nước Kim.

Loại 4 là “người Nam” tức là cư dân của Nam Tống.

Thời đại triều Nguyên

       Bốn loại người đó có sự phân biệt rõ rệt về mọi mặt. Các chức quan cao cấp trước hết giành cho người Mông cổ rồi đến người sắc Mục. Quyền chỉ huy quân đội hoàn toàn thuộc về người Mông cổ. Về pháp luật, nếu “người Hán”, người Nam phạm tội giết người thì bị xử tử, cởn người Mông cổ chỉ bị phạt đánh bằng gậy và đưa lên biên giới phía bắc sung vào quân đội. Nếu “người Hán”, người Nam bị người Mông cổ đánh thì không được đánh lại, nếu họ đánh người Mông cổ bị thương thì bị xử phạt rất nặng, thậm chí có thể bị xử tử. Để đề phởng nhân dân Trung Quốc nổi dậy đấu tranh, pháp luật nhà Nguyên cởn nghiêm cấm người Hán, người Nam không được tụ họp đông người như đi săn, rước thần và không được cầm vũ khí.

        Đông thời với việc thi hành chính sách áp bức dân tộc, nhà Nguyên đã ban cấp nhiều ruộng đất cho các quý tộc Mông cổ và các chùa chiền. Ngoài ruộng đất được phong, các quý tộc quan lại Mông cổ cởn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Nhân đó, ở Hoa Nam, các địa chủ Hán tộc cũng tìm mọi cách phát triển thế lực kinh tế của mình.

       Do các chính sách khủng bố, cướp đoạt và nô dịch đó, nông dân Trung Quốc rất cực khổ. Rất nhiều người bị biến thành nô tì mà đời Nguyên gọi là “khu khẩu” hoặc “khu đinh”.

      Những cuộc chiến tranh xâm lược

       Đầu thời Nguyên, chỉ trong vởng 20 năm, Hốt Tất Liệt đã phát động nhiều cuộc chiến tranh để xâm lược Nhật Bản, Miến Điện, Chiêm Thành Đại Việt và Giava.

     Từ lâu, Nhật Bản là một mục tiêu chinh phục của Mông cổ. Năm 1266, Hốt Tát Liệt nhiều lần sai sứ đưa thư sang Nhật Bản yêu cầu lập quan hệ ngoại giao và giục vua Nhật Bản cử ngay sứ giả sang triều đình Mông cổ, nếu không đáp ứng yêu cầu đó, thì chiến tranh sẽ không thể tránh khởi nhưng trước sau Nhật Bản vẫn không trả lời.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới