Cuộc chinh phục của người Mông cổ và việc thành lập triều Nguyên

         Cuộc chinh phục của người Mông cổ và việc thành lập triều Nguyên

         Năm 1230, Mông cổ lại tấn công nước Kim. Năm 1232, Mông Cổ sai sứ đến lôi kéo Nam Tống cùng đánh Kim và giao hẹn rằng, sau khi diệt được nước Kim, đất đai ở phía nam Hoàng Hà sẽ giao lại cho Tống. Năm 1234 quân Mông Cổ với sự tham gia của quân Tống ào ạt đánh Kim. Nước Kim diệt vong.

        Theo sự giao ước trước kia, Tống đưa quân thu hồi Lạc Dương và Khai Phong, nhưng bị quân Mông cổ chặn đánh và tháo nước Hoàng Hà làm cho quân Tống chết đuối. Việc đó mở đầu cho sự xung đột giữa Nam Tống và Mông cổ. Tuy nhiên, do sự đấu tranh trong cung đình Mông cổ, cuộc chinh phục Nam Tống phải tạm hoãn một thời gian. Năm 1251, Mông Ca (cháu Thành Cát Tư Hãn) giành được ngôi đại hãn.

Cuộc chinh phục của người Mông cổ và việc thành lập triều Nguyên

        Để tạo nên một thế bao vây đối với Nam Tống. Mông Ca sai em mình là Hốt Tất Liệt (Khubilai) chinh phục khu vực phía tây và tây nam của Trung Quốc ngày nay và đã tiêu diệt nước Đại Lí ở Vân Nam vào năm 1253. Năm 1258, Mông Ca và Hốt Tất Liệt đem quân tấn công Nam Tống, nhưng đến năm 1259, Mông Ca bị tử trận, Hốt Tất Liệt vội vàng rút quân về Bắc để tranh ngôi đại hãn.

       Sau 4 năm huynh đệ tương tàn, Hốt Tất Liệt giành được thắng lợi. Là một người chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc, năm 1271, Hốt Tất Liệt đổi xưng làm Hoàng đế, đặt tên nước là Nguyên, dời đô từ Khai Bình (ở Nội Mông cổ) đến Đại Đô (Bắc Kinh), đặt chế độ quan lại giống như các triều đại phong kiến Trung Quốc. Sau đó, năm 1274, Hốt Tất Liệt sai tướng đem đại quân đi đánh Nam Tống. Năm 1276, kinh đô Lâm An (Hàng Châu) của Nam Tống bị hạ, triều đình Nam Tống đầu hàng, nhưng một số quan lại yêu nước lập dởng dõi nhà Tống lên làm vua ở Phúc Châu (Phúc Kiến) và tiếp tục kháng chiến đến năm 1279 mới hoàn toàn bị tiêu diệt.

         Chính sách thống trị của triều Nguyên

        Trong quá trình chinh phục nước Kim, mọi khi đánh chiếm được nơi nào, quân Mông Cổ đều thi hành chính sách giết sạch, cướp sạch, đốt sạch để lấy đất làm bãi chăn nuôi. Bởi vậy những cảnh “thây người hàng vạn, đầu lâu chất đống cao hơn thành”, “những cánh đông trông trọt biến thành nơi mọc đầy gai góc”… đầy rẫy khắp nơi. Những người cởn sống sót thì bị bắt làm lao động khổ sai như vận chuyển củi, đá hoặc biến thành nôlệ của bọn tướng. Về sau, theo đề nghị của Gia Luật Sở Tài (người Khất Đan), Ôgôđây – kẻ nối ngôi Thành Cát Tư Hãn – mới bắt đầu chú ý đến việc sản xuất nông nghiệp, chiêu hồi nông dân trốn tránh trở về quê hương cày cấy để thu thuế khoá.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi