Tình hình ngành nông nghiệp

Thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, ở Trung Quốc nền kinh tế nói chung mà trước hết là nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình chính trị.

Dưới thời Tần, nông dân liên tiếp phải bở sản xuất để đi làm lao dịch, tiếp đó ở Trung Quốc lại trải qua mấy năm nội chiến, nên nông nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng.

Khi nhà Hán mới thành lập, ruộng đất phần lớn bị bở hoang, dần cư thưa thớt, khắp cả nước đều đói khổ, thậm chí có hiện tượng người ăn thịt người, đến vua cũng không có đủ bốn con ngựa cùng màu để kéo một cỗ xe, các quan lớn thì có kẻ phải ngồi xe bở.

Tình hình ngành nông nghiệp

Vì vậy, muốn khôi phục và phát triển sản xuất, làm dịu mâu thuẫn giai cấp để ngai vàng của mình được vững bền, các vua đầu thời Tây Hán đã thi hành một số chính sách nhằm nới rộng sức dân như giải phóng những người phải bán thân làm nô lệ trong thời gian chiến tranh, kêu gọi những người lưu tán trở về làng cũ, phục viên binh lính v.v… để tăng thêm nguồn lao động nông nghiệp trong xã hội. Đông thời, nhà nước cởn nhiều lần ban hành chính sách giảm nhẹ tô thuế phu dịch, khuyến khích việc sửa chữa và xây dựng các công trình thuỷ lợi.

Trong khi đó, kĩ thuật sản xuất được cải tiến nhiều : nông cụ bằng sắt được sur dụng càng rộng rãi, việc dùng bở ngựa để kéo cày càng phổ biến hơn, ngoài cày xới đất ra, loại cày gieo hạt cũng bắt đầu được áp dụng. Nhiều kinh nghiệm sản xuất được một số học giả viết thành sách để phổ biến cho nhân dân. Đổng thời, diện tích trông trọt không ngừng đượcmở rộng. Kết quả là năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng lên rắt nhiều.

Ca ngợi tình hình đó, thiên “Thực hóa chí” (thượng) của sách Hán thư đã chép một cách khuếch đại rằng :

“Đến đầu thời Vũ đế, trong khoảng 70 năm, nước nhà vô sự, nếu không gặp lụt lội hạn hánnhân dân người no nhà đủ. Lầm vựa ở các đô thị cho đến những nơi hẻo lánh đều đầy ắp, kho tàng của nhà nước thì thừa của cải. Tiền ở kinh đô tích luỹ hàng trăm hàng vạn, dây xâu tiền mục mà không xếp lại được. Thóc kho để hết năm này sang năm khác đầy tràn ra bên ngoài, mục không ăn được. Nhản dân khắp mọi đường mọi ngõ đều có ngựa, trên đông có từng đàn. Những người cưỡi ngựa cái bị khinh thưởng, không được đến dự hội hè”.

Nhưng đến cuối thời Tây Hán, do vua quan trong triều bất lực lại sống xa hoa, thuế khoá tăng lên, các địa chủ lớn không ngừng chiếm đoạt ruộng đất nên nhân dân đói khổ phải lưu tán và nổi dậy khởi nghĩa, việc sản xuất nông nghiệp lại bị đình đốn.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/nha-thanh-thi-hanh-chinh-sach-ong-cua.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi