Sự suy yếu của triều Minh

       Trong thời kì trị vì của mình, Minh Thành tổ tiếp tục thi hành những chính sách thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp như tu sửa và xây dựng các công trình thuỷ lợi, chỉnh đốn thuế khoá, cứu tế dân đói v.v…

       Đối với bên ngoài, Minh Thành tổ tích cực thi hành chính sách “viễn giao cận công”, “dĩ Di trị Di”.

       Ông đã 5 lần tự mình đem quân đánh người Tácta và người Oirát, hai chi nhánh của tộc Mông Cổ, mua chuộc và xúi giục họ đánh lẫn nhau. Ông cởn hết sức lôi kéo sự thần phục của tộcNữ Chân. Kết quả là có lúc thủ lĩnh các tộc Tácta, Oirát, Nữ Chân tạm thời quy phục, nhưng quan hệ ấy không bền chặt, trái lại sau đó đã trở thành mối đe doạ lớn đối với Trung Quốc trong một thời gian dài. Cũng chính vì để được thuận lợi hơn trong các hoạt động quân sự ở phía bắc, nên năm 1421, Minh Thành tổ dời đô lên Bắc Kinh.

Sự suy yếu của triều Minh

       Ngoài ra, Minh Thành tổ cởn nhiều lần cử sứ giả đến các nước Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á để phô trương sự giàu mạnh của Trung Quốc và lôi kéo các nước ở những vùng này thần phục nhà Minh. Trong những hoạt động ngoại giao đó, rầm rộ nhất là những chuyến đi biển do viên Thái giám Trịnh Hoà dẫn đầu xuống các nước ven biển phía nam từ năm 1405 đến năm 1433.

       Đối với Đại Việt, Minh Thành tổ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược vào năm 1406 và kéo dài cho đến khi ông ta chết (1426) vẫn chưa kết thúc.

        Như vậy, thời kì trị vì của Minh Thành tổ là thời kì cường thịnh nhất, nhưng ngắn ngủi của triều Minh.

          Sự suy yếu của triều Minh

          Từ thập kỉ 30 của thế kỉ XV về sau, triều Minh bắt đầu suy sụp. Lúc bấy giờ vua thường lên ngôi khi cởn ít tuổi, chỉ biết ăn chơi, mọi quyền hành đều bị các quan hoạn lũng đoạn. Nhân đó, cả tập đoàn quan lại chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham ô,  giai cấp địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất. Thêm vào đó, Trung Quốc nhiều lần bị người Mông cổ xâm nhập, thậm chí trong cuộc tấn công năm 1449, Minh Anh tông đã bị bắt làm tù binh. Do vậy, nhân dân hết sức đói khổ phải rởi bở quê hương đi tha phương cầu thực. Nhiều nơi nông dân nổi dậy khởi nghĩa.

         Trước tình hình đó, đến thời Gia Tĩnh (1522 – 1566), nhà Minh phải thi hành một số chính sách xoa dịu mâu thuẫn xã hội như giảm nhẹ tô thuế lao dịch, hạn chế sự lộng quyền của các quan hoạn và việc chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ. Nhưng những cải cách ấy chẳng bao lâu do việc tranh quyền đoạt vị trong triều dẫn đến sự rối loạn về chính trị, nên không thực hiện được.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới