Vì vậy, sau khi thành lập nhà Nguyên, năm 1274, Hốt Tất Liệt sai Hân Đô, Hông Trà Khâu đứa quân sang đánh Nhật Bản. Quân Nguyên chiếm được các đảo nhỏ Susima và Iki rồi đổ bộ lên miền Tây Bắc đảo Kiusư. Tuy nhiên tự nhận thấy chưa đủ lực lượng tiến sâu hơn nữa, quân Nguyên phải rút lui.
Năm 1281, nhà Nguyên lại sai các tướng A Tháp Hải, Phạm Văn Hổ, Hân Đô, Hông Trà Khâu đưa quân sang tấn công Nhật Bản lần thứ hai. Khi quân Nguyên vừa mới tới Nhật Bản chưa kịp giao chiến thì gặp bão, nhiều thuyền bị đắm. “Văn Hổ cùng các tướng khác tự chọn lấy những chiếc thuyền chắc chắn và tốt để về, bỏ lại hơn 10 vạn binh lính ở dưới chân núi… mọi người đang chặt gỗ đóng thuyền để về thì người Nhật Bản đến đánh, binh sĩ chết gần hết, cởn lại hai, ba vạn người thì bị bắt đem đì… Thế là 10 vạn quân chỉ có 3 người trở vềđược mà thôi”.
Nhà nguyên dự định đánh Nhật Bản một lần nữa, nhưng khi đang chuẩn bị binh lính thuyền bè thì cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt năm 1285 bị thất bại nặng nề, nên năm 1286, Hốt Tất Liệt phải quyếtđịnh “bỏ việc Nhật Bản để chuyên vào việc Giao Chỉ”
Đối với Miến Điện, năm 1271, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ sang yêu cầu Miến Điện đầu hàng, nhưng Miến Điện không chịu thần phục, thậm chí có lần cởn giết sứ giả. Vì vậy, Hốt Tất Liệt đã cho quân sang tấn công Miến Điện ba lần vào các năm 1277, 1283 và 1287. Kết quả, Miến Điện phải thần phục dưới hình thức phải nhận phong hiệu và phải tiến cống nhà Nguyên.
Sau đó, chính quyền Miến Điện bị ba anh em Athinhcaya thuộc tộc San (Thái) lũng đoạn. Năm 1298, Athinhcaya bắt vua Miến Điện cầm tù rồi giết chết. Con rể và con trai vua Miến Điện chạy trốn sang Trung Quốc.
Lợi dụng .sự rối ren ấy, năm 1300, nhà Nguyên lại xâm lược Miến Điện lần thứ tư. Bị quân Nguyên bao vây, anh em Athinhcaya đã đem nhiều vàng bạc đến đút lót cho các tướng của địch, do đó Nguyên lấy lí do “trời nóng, lam chướng phát sinh, quân khổ nhọc, nếu không về sợ bị tội vì tử thương” rồi lập tức rút quân, về đến nước, hai tướng Cao Khánh và Sát Hãn Bất Hoa đều bị xử tử vì tội ăn hối lộ làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược.
Chiêm Thành cũng là một mục tiêu chinh phục của triều Nguyên. Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai sứ đi yêu cầu vua Chiêm Thành đến chầu. Để tránh hiểm hoạ chiến tranh, Chiêm Thành tỏ ý thần phục, nhưng không đông ý để nhà Nguyên lập cơ quan hành tỉnh ở nước mình. Vì vậy, năm 1283, quân Nguyên tấn công kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành đốt kho tàng tạm thời rút vào rừng. Sau đó, vua Chiêm Thành giả vở xin hàng để nhử quân Nguyên vào trận địa bố trí sẵn. Quân Nguyên phải liều mình đánh mới thoát được về đồn cố thủ và đến đầu năm 1284 phải lặng lẽ rút lui.
(Còn tiếp)