Tình hình tập trung ruộng đất và hình thức điền trang

     Đầu đời Minh, Chu Nguyên Chương có quy định ruộng đất ban cấp cho các công thần, công hầu, thừa tướng nhiều nhất là 100 khoảnh còn thân vương thi được 1.000 khoảnh. Nhưng đến cuối đời Minh, các thân vương công chúa, sủng thần thường được ban cấp hàng nghìn hàng vạn khoảnh như Phúc Vương được ban 20.000 khoảnh, quan hoạn Ngụy Trung Hiền được ban 10.000 khoảnh. Các phú hào ở địa phương cũng chiếm hàng chục hàng triệu mẫu, do đó ở miền ven biển Đông Nam có nơi cứ 10 người thì 9 người không có ruộng.

     Do tình hình tập trung ruộng đất ngày càng nghiêm trọng như vậy, nên câu nói “nhà giàu ruộng liền b bát ngát, người nghèo không có tấc đất cắm dùi” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sử sách Trung Quốc.

Tình hình tập trung ruộng đất và hình thức điền trang

     Trên cơ sở ấy, từ thời Đông Hán, tổ chức điền trang đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử.

     Tương tự như trang viên phong kiến ở Tây Âu, điền trang là những đơn vị kinh tế tự sản tự tiêu. Trong các điền trang không những chỉ trồng các loại ngũ cốc mà còn trông các thứ cây nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nghề thủ công như dâu, đay… Ngoài ra ở đây còn có vườn cây ăn quả, ao thả cá, bãi chăn nuôi. Trong điền trang lại có nghề thủ công như nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, may, nấu rượu, làm tương, chế thuốc, làm công cụ, binh khí… có thể cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày cho chủ điền trang và trang dân. Có một số điền trang còn có nơi khai thác gỗ, quặng, sắt… do đó phạm vi tự túc lại càng rộng.

     Những người lao động ở trong các điền trang từ thời Đông Hán đến Nam Bắc triều là điền khách, bộ khúc, nô tì. Điền khách là những nông dân lĩnhcanh ruộng đất của điền trang và có nghĩa vụ phải nộp địa tô cho chủ. Hình thức địa tô chủ yếu ở đây là tô sản phẩm. Còn bộ khúc là những điền khách được luyện tập quân sự, ngày thường thì sản xuất nông nghiệp; khi có chiến sự thì trở thành lực lượng tự vệ của điền trang. Tuy có khác nhau về tên gọi, nhưng cả hai loại điền khách và bộ khúc đều là nông dân lệ thuộc vào chủ điền trang. Tuy nhiên, mức độ lệ thuộc ấy không chặt chẽ như nông nô ở phương Tây. Họ không bị đời đời buộc chặt vào ruộng đất của chủ mà có thể tự ý rởi bỏ điền trang bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc đã dùng nhiều chính sách mà quan trọng nhất là chính sách quân điền để thu hút nông dân lệ thuộc vào địa chủ thành nông dân cày cấy ruộng đất của nhà nước.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi