Tìm hiểu về Đạo giáo

     Đạo giáo bắt đầu ra đởi từ cuối thời Đông Hán. Lúc bấy giờ chính trị rối ren, nhân dân khốn khổ. Vì vậy, nhân dân muốn tìm sự giúp đỡ của một lực lượng siêu nhiên, đồngthời muốn có một tổ chức để đoàn kết đấu tranh chống lại giai cấp thống trị. Trong khi đó, những hình thức mê tín dị đoan như bói toán, xem sao, tướng số, phù phép v.v… vốn lưu hành từ xưa trong dân gian đã được kết hợp với một sốyếu tố trong tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử để sáng tạo ra loại Đạo giáo này.

     Đạo Thái bình và Đạo Năm dấu gạo tuy là hai tổ chức khác nhau nhưng nội dung thì tương tự như nhau. Cả hai giáo phái này đều thờ ma quỷ, đều chú trọng bùa chú phù phép và đều dùng nước bùa để chữa bệnh.

Tìm hiểu về Đạo giáo

     Lí tưởng củaĐạo Năm đấu gạo là muốn xây dựng một xã hội không tưởng, trong đó không có quan lại thống trị mà chỉ có những người quản lí, đồngthời còn lập những quán tự giác gọi là “nghĩa xã”, trong đó treo gạo thịt để cung cấp cho những người đi đường. Khách qua đường có thể vào đó ăn cho đủ, nhưng không được ăn quá nhiều, nếu không sẽ bị quỷ thần trừng phạt. Còn chủ trương chính trị của Đạo Thái bình không thấy ghi chép cụ thể, mà chỉ được biết rằng đạo Năm đấu gạo đại thể cũng giống như bọn Khăn vàng (quân khởi nghĩa của tín đồ Đạo Thái bình) do đó có lẽ lí tưởng của Đạo Thái bình cũng tương tự như vậy.

     Sau khi tập hợp được đông đảo tín đồ, Trương giác đã biến Đạo Thái bình thành một lực lượng chính trị củanông dân để nổi dậy chống chính quyền Đông Hán. Phong trào khởi nghĩa này tuy bị đàn áp đẫm máu và tôn giáo của nông dân tuy bị giai cấp thống trị thù ghét, gọi là “tà giáo”, là “đạo yêu quái”, nhưng vẫn tiếp tục lưu hành trong dân gian.

     Trên cơ sở đạo Thái bình và đạo Năm đấu gạo, đến đởi Tấn, Đạo giáo chính thống được hình thành. Người đặt cơ sở đầu tiên của tôn giáo này là Cát Hông, hiệu là Bão Phác Tử.

     Thời kì này, tình hình xã hội Trung Quốc cũng rất hỗn loạn. Nắm quyền thống trị là tầng lớp địa chủ sĩ tộc, nhưng họ chỉ biết ăn chơi phóng đãng nên cuộc sống cảm thấy hết sức trống rỗng vô vị. Trong hoạn cảnh ấy, họ thấy chủ nghĩa thoát li thực tế của Lão Trang rất phù hợp với tư tưởng của họ, do đó trong giới quý tộc đã xuất hiện phái Thanh đàm, cả ngày chỉ cầm phất trần nói những chuyện huyền diệu vu vơ không liên quan gì đến thực tế. Trên cơ sở ấy, Cát Hông đã chính thức sáng lập ra một tôn giáo mới.

     Loại Đạo giáo này hoàn toàn dựa vào học thuyết của Lão Trang, do đó Lão Tử bắt đầu được tôn làm “Đạo đức quân” và Trang Tử được tôn làm “Chân nhân”, tức là những vị tiên.

     Nội dung tư tưởng chính của tôn giáo này là chủ trương thoát li hiện thực, không vướng mắc bụi đời, chỉ tu dưỡng nội tâm để kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa, nếu luyện được thuốc tiên mà uống chỉ có thể sống mãi không gìà. Ngoài ra, Đạo Thần tiên cũng tin vào bùa chú phù phép, ví dụ cho rằng nếu có bùa đeo vào mình thì lên núi hổ không dám ăn thịt.

     Như vậy, Đạo Thần tiên là sự kết hợp học thuyết của Lão Trang với các hình thức cầu tiên, luyện đan và phù phép.

     Đến đời Đường, với lí do thuỷ tổ của Đạo giáo là Lão Tử cùng họ Lý với nhà Đường, Đạo giáo được tôn làm quốc giáo. Đường Cao Tông truy tôn Lão Tử làm “Thái thượng huyền nguyn hoàng đề“, vợ Lão Tử làm ‘Tiên thiên thái hậu”, thậm chí còn tạc tượng Không Tử đứng hầu bên cạnh Lão Tử.

     Thời Bắc Tống, Đạo giáo vẫn rất được tôn sùng. Tống Chẫn Tông lại phong Lão Tử làm “Thái thượng lão quân hỗn nguyên thượng đức hoàng đế”. Nhà Tống còn đặt ra nhiều cấp bậc trong tầng lớp đạo sĩ, tương đương với các cấp bậc quan lại. Tống Huy Tông cởn tự xưng là “Thượng đế nguyên tử thái tiên đế quân” giáng thế và bảo các quan lại tên mình là “Giáo chủ đạo quân hoàng đế“.

     Cùng với việc đề cao Đạo giáo, các vua Đường, Tống đã cho xây dựng nhiều đạo quán (chùa) đẹp đẽ, cấp cho các cơ sở tôn giáo ấy nhiều ruộng đất và thu nhận một số đạo sĩ  làm quan lại. Đó là thời hoàng kim của Đạo giáo ở Trung Quốc. Sau đó, trong các thời kì Nam Tống, Minh, Thanh, Đạo giáo tuy không được thịnh như trước nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.