Thời trung đại, ở Trung Quốc có hai hình thái sở hữu ruộng đất cùng tồn tại đó là ruộng đất của nhà nước và ruộng đất của tư nhân.
Ruộng đất của nhà nước
Bộ phận ruộng đất thuộc quyền quản lí trực tiếp của nhà nước trong sử sách Trung Quốc thưởng được gọi bằng các tên như công điền, vương điền, quan điền v.v… Nguồn gốc của loại ruộng đất này, ngoài bộ phận ruộng đất vốn có của nhà nước cởn có ruộng đất vắng chủ sau những thời kì chiến tranh loạn lạc. Trên cơ sở quyền sở hữu của mình, các triều đại phong kiến đem ban cấp cho quý tộc quan lại làm bổng lộc và tổ chức thành đồn điền, điển trang để sản xuất hoặc chia cho nông dân dưới hình thức quân điền để thu tô thuế. Trong các chính sách xử lí ruộng đất công đáng chú ý nhất là chế độ quân điền tồn tại từ cuối thế kỉ V đến cuối thế kỉ VIII.
Vào thời Nam Bắc triều, ở miền Bắc Trung Quốc, do chiến tranh, đói kém, địa chủ cũng như nông dân, nhiều người phải rởi bỏ quê hương đi nơi khác, do đó ruộng đất bỏ hoang rất nhiều, việc sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Trước tình hình ấy, học tập kinh nghiệm thống trị của các triều đại phong kiến Hán tộc, năm 485, vua Hiếu Văn đế của triều Bắc Ngụy (thuộc tộc Tiên Ti) ban hành chế độ quân điền, mục đích nhằm khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn thuế khoá cho nhà nước. Sau Bắc Ngụy, các triều Bắc Tề, Tuỳ, Đường đều tiếp tục thi hành chính sách quân điển với những nội dung có ít nhiều thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của từng thời kì.
Tuy về quy định cụ thể, chính sách quân điền của các triều đại nói trên có ít nhiều khác nhau, nhưng tinh thần chung của chế độ đó là :
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.
Thời Bắc Ngụy, đàn ông từ 15 tuổi trở lên được cấp 40 mẫu ruộng trồng lúa (lộ điền) và 20 mẫu ruộng trông đâu, đàn bà được cấp 20 mẫu ruộng trông lúa ; nô tì cũng được cấp như người tự do ; bở cày được cấp mỗi con 30 mẫu. Nếu ruộng thuộc loại đất phải để nghỉ một hay hai nămthì được nhân gấp đôi hoặc gấp ba.
Còn thời Đường thì quy định đàn ông từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng trông lúa gọi là ruộng khẩu phần và 20 mẫu ruộng trông dâu gọi là ruộng vĩnh nghiệp ; cụ già, người tàn tật, ốm yếu được cấp 40 mẫu ruộng khẩu phần ; bà goá được cấp 30 mẫu ruộng khẩu phần, nếu là chủ hộ thì dược cấp nửa suất của tráng đinh.
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp được cấp ruộng đất bổng lộc, Thời Bắc Ngụy, quan lai thấp nhất được 6 khoảnh, 1 khoảnh bằng 100 mẫu), cao nhất được 15 khoảnh Thời Đường, quý tộc, quan lại tuỳ theo địa vị, công lao, chức tước mà được ban cấp ruộng vĩnh nghiệp, ruộng thưởng công và ruộng chức vù Ruộng vĩnh nghiệp ban cho những quý tộc được phong tước và các quan tù ngũ phẩm trở lên, ít nhất là 5 khoảnh, nhiều nhất là 100 khoảnh ruộng thưởng công ban cho những người có chiến công, ít nhất được 60 mẫu nhiều nhất được 30 khoảnh ; ruộng chức vụ ban cho các quan lại làm lương bổng, ít nhất là 80 mẫu, nhiều nhất là 12 khoảnh.
- Ruộng trồng lúa đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, còn ruộng trồng dâu, ruộng vĩnh nghiệp được truyền cho con cháu. Ruộng chức vụ của quan lại khi thôi chức phải giao lại cho người kế nhiệm. Trừ ruộng ban thưởng cho quý tộc, quan lại được tự do mua bán, còn nói chung ruộng cấp cho nông dân là không được chuyển nhượng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như nông dân thiếu hoặc thừa ruộng trồng dâu hoặc gia đình có việc tang ma mà quá nghèo túng thì có thể mua bán ruộng trông dâu; hoặc nông dân dời chỗ ở từ nơi ít ruộng đất đến nơi nhiều ruộng đất thì được bán cả ruộng khẩu phần.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lịch sử thế giới