Sự cải tiến về kỹ thuật trong nông nghiệp

Đến cuối thời Nguyên, nông nghiệp lại bị suy sụp do đê điều bị hư hại không được sửa chữa, thiên tai xảy ra liên tiếp và nhất là do cuộc chiến tranh lan rộng trong cả nước và kéo dài 17 năm trởi.

Sau khi nhà Minh thành lập, qua một thời gian khôi phục, đến đầu thế kỉ XV, nông nghiệp lại có nhiều tiến bộ mới về kĩ thuật gieo mạ. Diện tích trông trọt cũng vượt xa thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. Đặc biệt ngoài việc cây bông được trông phổ biến khắp cả nước và được đặt ngang hàng với dâu và đây là những nông sản cổ truyền của Trung Quốc, sang thế kỉ XVI, cây thuốc lá cũng được đưa từ Philipin vào trông ở Trung Quốc.

Sự cải tiến về kỹ thuật trong nông nghiệp

Đến đầu triều Thanh, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, cả xã hội Trung Quốc bị xơ xác tiêu điều. Lúc bấy giở, phần lớn ruộng đất bị bở hoang, dàn cư thưa thớt, có nơi dân cư lưu tán mất sáu, bảy phần mưởi.

Trước tình hình ấy, để hoà hoãn mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, các vua đầu đởi Thanh cũng tở ý muốn “dốc sức mưu việc thịnh trị” nên đã thi hành những chính sách như khuyến khích khai khẩn đất hoang, chăm lo việc chống lụt, ổn định thuế khoá, tiêu dùng tiết kiệm v.v… Vì vây, đến thời Càn Long nông nghiệp được phục hồi ngang với thời phát triển nhất của triều Minh.

Như vậy, nhìn chung, nền nông nghiệp Trung Quốc càng về sau càng có những thành tựu mới, nhưng trong quá trình đó, cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị, nền nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác cũng phát triển hoặc suy thoái một cách tương ứng.