Đối với Đại Việt, trước khi thành lập triều Nguyên, đầu năm 1258, quân Mông Cổ ở Vân Nam đã mở cuộc tấn công lần thứ nhất nhằm mục đích “đánh dẹp các xứ Man Di chưa phụ thuộc” ; đông thời để khép kín vởng vây đối với Nam Tống. Thế nhưng chỉ trong vởng nửa tháng, lần đầu tiên, quân Nguyên bị đánh bại hoàn toàn. Hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên vào các năm 1285 và 1287 – 1288 cũng đều bị thất bại thảm hại.
Đối với Gỉava, năm 1292, Hốt Tất Liệt sai Mạnh Kì đi yêu cầu hước này thần phục nhà Nguyên, nhưng bị vua Kritanagara (1268 – 1292) thuộc triều Xinggaxari thích chữ vào mặt đuổi về.
Vin vào cớ ấy, cuối năm 1292, nhà Nguyên cử Sử Bật, Cao Hưng đem 2 vạn quân với 1.000 chiếc thuyền vượt biển tiến xuống phía nam và đến đầu năm 1293 thì đến Giava.
Vào lúc đó, Kritanagara bị một chúa phong kiến là Giayacatvang giết chết để cướp ngôi. Người con rể của ông là Rajen Vijaya giả vở đầu hàng quân Nguyên để mượn lực lượng quân xâm lược trả thù cho nhạc phụ. Nhở vây, quân Nguyên tạm thời thu được thắng lợi, nhưng sau đó Rajen Vijaya tổ chức phản công, quân Nguyên thất bại phải rút lui. về đến nước, Sử Bật bị phạt đánh 17 gây và bị tịch thu 1/3 gia sản.
Phong trào khởi nghĩa cuối Nguyên
Dù đã Trung Quốc hoá, triều Nguyên vẫn là một triều đại của kẻ chinh phục ngoại tộc, do đó trong thời kì này, xã hội Trung Quốc tổn tại hai mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Chính vì thế, trong suốt thời kì thống trị của triều Nguyên, các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra liên tiếp. Đặc biệt, đến cuối đời Nguyên, tập đoàn thống trị Mông cổ ngày càng xa xỉ, trong khi đó đê điều hởng nặng không được tu bổ, các loại thiên tai thưởng xuyên xảy ra, dịch bệnh lan tràn, do đó nhân dân càng khốn khổ. Trong hoàn cảnh ấy, các hình thức tôn giáo như đạo Di lặc, đạo Bạch liên và Minh giáo đang âm ỉ lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là ở vùng lưu vực Hoàng Hà.
Năm 1351, đê Hoàng Hà sau nhiều lần bị vỡ, nhà Nguyên bất đắc dĩ phải điều 15 vạn dân phu di đắp đê. Nhân cơ hội ấy, Giáo trưởng đạo Bạch liên là Hàn Sơn Đổng cùng đồ đệ của mình là Lưu Phúc Thông mưu tính việc khởi nghĩa. Để tranh thủ sự đổng tình của quần chúng, Lưu Phúc Thông phao tin rằng Hàn Sơn Đổng chính là cháu 8 đởi của Tống Huy Tông từ Nhật Bản đem quân về để đánh đổ triều Nguyên. Nhưng trong khi đang chuẩn bị khởi nghĩa thì kế hoạch bị bại lộ. Hàn Sơn Đổng bị bắt và bị giết chết. Tuy vậy, Lưu Phúc Thông vẫn tiếp tục lãnh đạo khởi nghĩa.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi