Vụ loạn An Sử và sự suy thoái của nhà Đường

        Ở Cao Câu Li, năm 666, Tuyền cái Tô Văn chết. Vì tranh giành quyền lực, giữa các con của ông đã xảy ra xung đột vũ trang. Nhân cơ hội ấy, năm 667, nhà Đường phái quân tấn công Cao Câu Li. Năm 668, Cao Câu Li thất bại, phải đầu hàng.

      Trên đất đai mới chiếm được, nhà Đường thành lập An Đông đô hộ phủở Bình Nhưỡng. Nhưng chỉ 8 năm sau, do sự đấu tranh của nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Tân La, năm 676, thế lực của Đường phải rút khỏi bán đảo và phải dời An Đông đô hộ phủ về Liêu Đồng.

       Như vậy, trải qua gần 40 năm, các vua đầu đời Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào bậc nhất thế giới đương thời.

       Vụ loạn An Sử và sự suy thoái của nhà Đường

Vụ loạn An Sử và sự suy thoái của nhà Đường

      Sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị, Trung tông lại được lập lên làm vua, nhà Đường được khôi phục. Tuy vậy, tình hình trong triều rất rối ren, chỉ trong 7 năm, chính biến xảy ra nhiều lần, ba vua được lập lên rồi bị phế truất.

       Năm 712, Huyền tông lên ngôi. Trong thời kì đầu, Huyền tông tỏ ra là một ông vua có năng lực, đã thi hành một số chính sách nhằm ổn định tình hình trong cả nước, vềchính trị, Huyền tông chỉnh đốn lại bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương, phái các vương đi làm Thứ sử ở các châu để họ khỏi gây chính biến ở kinh đô. Về kinh tế, ông rất chú ý đến việc sản xuất và tiết kiệm như ra lệnh ngừng một sốcông trình xây dựng, phái quan lại về các địa phương đốc thúc việc diệt châu chấu cắn lúa, cấm tìm ngọc dệt gấm, bỏ các xưởng dệt gấm ở hai kinh đô Trường An và Lạc Dương, thậm chí còn ra lệnh đốt huỷ tất cả châu ngọc gấm vóc.

        Qua một thời gian, trật tự xã hội ngày càng ổn định, kinh tế phát triển, chính quyển nhà Đường vững vàng, Trung Quốc bước vào một thời kì phồn thịnh, gọi là nền thịnh trị thời Khai Nguyên (niên hiệu của Huyền tông, 713-741).

       Nhưng đến cuối đời mình Huyền tông say đắm Dương Quý Phi, mọi việc trong triều đều giao cho Dương Quốc Trung (anh của Dương Quý Phi) và những người thân tín khác, do đó những người này tha hồ làm mưa làm gió ở kinh đô.

       Ở các địa phương, giai cấp địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, chế độ quân điền tan rã, thế lực của các Tiết độ sứ ở vùng biên cương phát triển, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa trung ương với địa phương trở nên sâu sắc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới