Những cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện và Đại Việt

       Cương giới của đế quốc Thanh tuy đã rất rộng lớn, nhưng nhà Thanh vẫn muốn tiếp tục mở rộng xuống phía nam.

       Năm 1766, viện lí do Miến Điện xâm phạm biên giới, nhà Thanh sai Dương Ứng Cư đem quân sang đánh. Vua Miến Điện giả vở để nghị giảng hoà rồi tập trung lực lượng đánh bại quân Thanh. Dương Ứng Cư bị cách chức và buộc phải tự sát.

       Năm 1767, vua Càn Long cử con rể của mình là Minh Thụy và tướng Ngạch Nhĩ cảnh Ni chia hai đường tiến quân vào Miến Điện. Những nơi quân Thanh đi qua, Miến Điện đều thi hành chính sách vườn không nhà trống làm cho quân giặc bị khốn đốn về lương thực. Hơn nữa,Ngạch Nhĩ Thái mới cùa Cảnh Ni lại bị chết ở dọc đường nên hai cánh quân không thể gặp nhau ở kinh đô A Va như kế hoạch dự định. Trước tình thế khó khăn như vậy,Minh Thuy phải rút lui nhưng dọc đường bi quân Miến Điên đón đánh nên cay cú vì thất bại, năm 1769, nhà Thanh cử Phó Hằng cùng nhiều tướng lĩnh khác chỉ huy một đội quân viễn chinh rất lớn ồ ạt tấn công Miến Điện lần thứ ba. Lúc đầu, quân Miến Điện bị thua, phải rút về cố thủ ở Ca Ưng Tôn. Tại đây, quân Thanh bị đánh trả quyết liệt, hơn nữa vì khí hậu không quen, dịch bệnh lan tràn, bản thân Phó Hằng cũng mắc bệnh tả, quân Thanh hết sức bi quan, nao núng.

Những cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện và Đại Việt

       Không có con đường nào khác, Càn Long phải ra lệnh rút quân về nước. Tuy nhiên để giữ thể diện, Càn Long phải hạ chiếu giải thích lí do của quyết định quan trọng đó.

      Sau đoạn huênh hoang về những thắng lợi của quân Thanh như: “liên tiếp chiếm được trại giặc”, “việc hạ các trại chỉ tính ngày để lấy”, tờ chiếu viết tiếp : “Nhưng đất đai của chúng thuỷ thổ ác liệt, quan binh ở đó phần nhiều sinh bệnh tật, ngay các quan đại thần chi huy cũng có kẻ bị bệnh mà chết. Do đó, bắt quân sĩ dũng cảm của ta phải nếm mùi chướng độc lòng cảm thấy không nỡ…Trẫm cho rằng uy nước không thể không phô trương, nhưng đã nhiều lần đoạt được trại, giặc chết ngổn ngang, như vậy cũng đã tỏ rõ được uy vũ của ta. Vả lại khí hậu nóng độc không hợp, quân ta không nên ở lâu, quả thực là do hạn chế về mặt địa thế chứ không phải do binh lực không nhiều, lương thực khí giới không đủ.Trẫm nhất thiết phải thuận theo đạo trời mà làm, nay xét thời thế, tự biết khó khăn mà rút lui”

      Đối với nước ta, cuối năm 1788, dưới chiêu bài giúp đỡ họ Lê khôi phục ngai vàng, nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem hơn 20 vạn quân sang xâm lược. Quân Thanh đã tạm thời chiếm được Thăng Long, nhưng trong trận đánh tết Kỉ Dậu (1789), chúng đã bị quân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung đánh cho đại bại. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên, vứt bở các sắc thư ấn tín, vội vàng chạy thoát thân về nước.

       Đây là cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn cuối cùng của triều Thanh.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới