Giai cấp nông dân thời Trung đại của Trung Quốc

     Từ khi chế độ tỉnh điền tan rã, giai cấp nông dân thời cổ đại phân hoá thành hai loại : một số vẫn giữ được phần đất của mình và biến thành nông dân tự canh, một số khác bị mất ruộng đất và trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Sau đó, tuy ruộng đất và thân phận của nông dân luôn xáo động nhưng hai loại nông dân ấy vẫn tồn tại trong suốt xã hội phong kiến.

Nông dân tự canh

     Là những người cày cấy ruộng đất của mình hoặc của nhà nước cấp cho theo chính sách quân điền. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thường là bằng 1/10 thu hoạch và phải đi làm lao dịch cho nhà nước, về địa vị chính trị, họ được coi là dân tự do, nếu có điều kiện học hành và thi cử đỗ đạt thì có thể trở thành quan lại.

   Tuy vậy, do sự áp bức bóc lột của nhà nước phong kiến và do trình độ của sức sản xuất còn thấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, nên đời sống củahọ cũng hết sức cực khổ. Triều Thổ đởi Hán đã miêu tả tình cảnh như sau :

     “Nay một nhà nông phu có 5 nhân khẩu, sốlao động không quá 2 người; ruộng đất cày cấy không quá 100 mu, thu hoạch của100 mẫu chẳng qua được 100 thạch. Mùa xuân cày, mùa hạ xới, mùa thu gặt, mùa đông cất vào kho, chặt củi lo việc quan làm lao dịch… trong suốt bốn mùa không có ngày nào được nghỉ ngơi… Vất vả cực khổ như vậy, nếu lại gặp lụt hạn, việc quan bạo ngược, thuếkhoá thất thưng, sáng ra lệnh chiều đã thay đổi thì kẻ có cũng phải bán nửa giá, người không phải đi vay với lãi gấp đôi cho nên phải bán ruộng nhà con cháu để trả nợ”

     Nếu bị phá sản, họ sẽ trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, nô tì hoặc phải rởi bỏ quê hương đi tha phương cầu thực.

Giai cấp nông dân thời Trung đại của Trung Quốc

Nông dân lĩnh canh

     Là những người không có hoặc có rất ít ruộng đất, nên phải trở thành tá điền của địa chủ. Họ có nghĩa vụ phải nộp cho chủ ruộng thưởng là bằng 5/10 thu hoạch. Tuy mức bóc lột thì trước sau không thay đổi, nhưng về thân phân thì tuỳ theo từng thời kì mà có ít nhiều khác nhau.

     Thời Tây Hán, loại nông dân tá điền này vẫn là thần dân của nhà nước, nhưng từ thời Đông Hán về sau, trong các điền trang, họ được gọi là điền khách bộ khúc và chỉ lệ thuộc vào địa chủ chứ không có nghĩa vụ gì đối với nhà nước nữa.

     Đến thời Nguyên, nông dần lĩnh canh phải nộp tô nặng hơn trước và mức độ lệ thuộc cũng chặt chẽ hơn. Nông dân muốn rởi khởi ruộng đất của địa chủ là một việc rất khó khăn. Ở một sốnơi còn có hiện tượng địa chủ can thiệp vào việc hôn nhân của tá điền và tự ý nô dịch con cái của họ, thậm chí có khi còn bán tá điền theo ruộng đất. Pháp luật triều Nguyên quy định nếu địa chủ đánh chết tá điền thì bị phạt 107 gậy, trong khi đó nếu đánh chết nô tì thì bị phạt 87 gậy.

    Vua Thái Tổ nhà Minh vốn xuất thân từ bần nông nên tỏ ra chú ý đến đời sống nông dân. Ấy vậy mà ông cũng quy định nếu tá điền gặp chủ ruộng, khôngkể tuổi tác, phải lấy lễ của người ít tuổi đối xử với người nhiều tuổi.

     Trong hai loại nông dân nói trên, nông dân tự canh là lực lượng nộp thuế và làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước, còn nông dân tá điền là đốitượng bóc lột chủ yếu của giai cấp địa chủ. Vì vậy, nhà nước muốn duy trì đến mức tối đa tầng lớp nông dân tự canh, còn giai cấp địa chủ thì muốn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và bắt họ lệ thuộc vào mình ; do đó đã dẫn đến sự giành giật ruộng đất và nông dân giữa nhà nước phong kiến và giai cấp địa chủ.

     Do bị áp bức bóc lột nặng nể, nên nông dân Trung Quốc thường xuyên nổi dậy khởi nghĩa. Trong các phong trào ấy, thủ lĩnh của họ cũng thưởng xuyên xưng vưong, lập triều đình văn võ giống như chính quyền phong kiến. Một số phong trào đã giành được thắng lợi, do đó tướng lĩnh của họ đã biến thành một tập đoàn phong kiến mới.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới