Sự phát triển của Nho Giáo

     Đến đời Tống, các học giả cho rằng quan điểm triết học của Nho giáo quá đơn giản, không được sâu sắc như quan điểm triết học của Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, họ đã khai thác quan niệm về vũ trụ của kinh dịch, đồng thời tiếp thu phương pháp luận của Đạo giáo và Phật giáo để giải thích nguồn gốc của vũ trụ và chú thích lại các sách kinh điển của nhà Nho. Về cụ thể, quan điểm của các nhà Nho đời Tống có khác nhau ít nhiều, nhưng về cơ bản họ đều cho rằng nguồn gốc của vũ trụ gồm có hai yếu tố là (tinh thần) và khí (vật chất), trong đó lí là yếu tố có trước, vì vậy họ được gọi chung là phái Lí học.

    Người đầu tiên đề xướng Lí học là Chu Đôn Di (1016-1073) sống vào thời Bắc Tống. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là thái cực. Thái cực vận động thì sinh ra dương, ngừng vận động thì sinh ra âm. Âm dương giao cảm với nhau mà sinh ra ngũ hành, trời đất, rồi sinh ra người, vạn vật cho đến vô cùng. Còn trước thái cực thì không có vật chất tồn tại, chỉ có “vô cực tức là “lí” mà thôi. Như vậy quan điểm triết học của Chu Đôn Di thuộc loại duy tâm khách quan. Sau Chu Đôn Di còn có nhiều nhà Lí học nổi tiếng khác như Trình Hạo, Trình Di, Trương Tải, Lục Cửu Uyên v.v…

Sự phát triển của Nho Giáo

    Đến thời Nam Tống, đại biểu xuất sắc nhất của phái Lí học là Chu Hi(1130-1200). Ông cho rằng lí và khí không thể nói cái nào có trước cái nào có sau, nhưng nếu suy đến cùng thì hình như lí có trước.

    Tuy Chu Hi không có đóng góp gì mới vềmặt lí luận, nhưng thành tích chủ yếu của ông trong việc phát triển Nho học đời Tống là ông đã dùngquan điểm lí học để chú thích lại các sách kinh điển của nhà Nho. Ví dụ ông cho rằng bốn mặt đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí mà Mạnh Tử nêu ra đều là những biểu hiện của lí nhờ đó mà làm cho người ta biết thương xót, xấu hổ, nhường nhịn và phân biệt phải trái. Đồngthời, cùng với Trình Hạo, Chu Hi đã rút ra thiên Đại học do Tăng Sâm soạn và thiên Trung dung do Tử Tư soạn ở trong sách Lễ kí thành hai sách riêng. Từ đó, bốn quyển sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung trở thành bộ kinh điển thứ hai của Nho gia gọi là Tứ thư. Như vậy, mặc dầu chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm, nhưng phái Lí học đã làm cho triết học Nho giáo thêm phần sâu sắc trừu tượng, nhưng đồngthời do sự câu nệ giáo điều trong việc học tập Không Mạnh nên Nho học đời Tống cũng trở nên khắt khe bảo thủ hơn trước.

    Trong khi đó, nhiều vua đời Tống cũng rất tôn sùng Nho học ; do vậy, Tống Chân Tông (998-1022) truy tặng Không Tử danh hiệu “Chí thánh Văn tuyên vương” còn 72 đệ tử thì được truy phong làm Công, Hầu, Bá. Tống Thần Tông (1065-1085) thì phong Mạnh Tử làm “Châu quốc vương, được tạc tượng cùng Nhân Tử ngồi hầu Khổng Tử. Đến thời Độ Tông (1265-1275), Tăng Tử, Tử Tư cùng với Nhan Tử, Mạnh Tử được ngồi hầu Không Tử gọi là “tứ phối”. Bằng những việc làm nói trên, các vua Tống đã làm cho Nho học càng đượm thêm màu sắc tôn giáo.

    Tóm lại, Nho học hoặc Nho giáo thực chất không phải là một tôn giáo mà chỉ là một trưởng phái tư tưởng chính trị chủ trương dùng đạo đức để làm cơ sở cho đường lối trị nước, đồng thời chú trọng đến việc giáo dục cảm hoá nhân dân. Nhờ áp dụng đường lối này, sự tàn bạo của giai cấp thống trị có thể được hạn chế một phần, đồngthời nền văn hoá giáo dục Trung Quốc thời trung đại đã đạt được những thành tựu rất lớn. Nhưng đến cuối thời phong kiến, do tính chất bảo thủ, sùng cổ, cứng nhắc của nó, Nho giáo đã trở thành một lực lượng ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ chật hẹp lỗi thời và kìm hãm sự tiến bộ của xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới