Phát triển của Thương nghiệp Trung Quốc

     Ngay khi mới bắt đầu phát triển, nghề buôn đã tở ra là một nghề dễ phát triển nhất. Vì vậy, Tư Mã Thiên đã nhận xét rằng : “Nghèo mà muốn làm giàu thì nông không bằng công, công không bằng thương”.

     Đến thời Tam quốc, nhờ kĩ thuật đóng thuyền tiến bộ, người nước Ngô còn vượt biển đến buôn bán với Giao Châu (tức nước ta lúc bấy giở), Lâm Ấp, Phù Nam.

     Từ thời Tam quốc đến thời Nam – Bắc triều, phần thì do chiến tranh loạn lạc sức sản xuất bị phá hoại, phần thì do chế độ điền trang với nền kinh tế tự cấp tự túc phát triển, nên thương nghiệp bị suy thoái. Nhưng từ thế kỉ VII về sau, Trung Quốc được thống nhất trong một thời gian khá dài, nông nghiệp và thủ công nghiệp đều phát triển, nên thương nghiệp cũng phát đạt, nhất là ngoại thương. Thời kì này, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc chở các thứ hàng quý như ngọc, hổ phách, mã não, ngà voi, sừng tê, thuỷ tinh, hồ tiêu, bông v.v… đến bán ở Trung Quốc và chở về nước mình vàng bạc và những sản phẩm thủ công nổi tiếng như lụa, đồ sứ, chè, đồ đông, đồ sắt, giấy bút v.v…

Phát triển của Thương nghiệp Trung Quốc

     Đến thế kỉ XVI, người phương Tây cũng đến buồn bán với Trung Quốc, nhưng sang thế kỉ XVIII nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa biển, không những việc buôn bán của lái buôn Tây Âu bị hạn chế, màthương nhân Trung Quốc cũng không được ra nước ngoài bằng đường biển do vậy nên ngoại thương của Trung Quốc bị giảm sút.

     Sự phát triển sớm của công thương nghiệp làm cho thành thị cũng sớm trở nên đông đúc nhộn nhịp. Đặc biệt, từ thế kỉ VII về sau, thành thị xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phồn thịnh. Những thành phố lớn trướchết là các kinh đô của các triều đại như Trường An, Lạc Dương thời Tuỳ, Đường ; Biện Kinh (Khai Phong), Lâm An (Hàng Châu) thời Tống, Bắc Kinh, Nam Kinh thời Nguyên, Minh, Thanh. Những thành phố này vừa là những trung tâm chính trị vừa là những trung tâm kinh tế. Ví dụ: thành phốTrường An đời Đường được chia thành hai khu vực : phía bắc là kinh thành, phía nam, ở giữa là dinh thự các quan lại, hai bên là chợ Đổng và chợ Tây, mỗi nơi có 220 phưởng hội. Cả thành phố có khoảng 1 triệu rưỡi người gồm đủ mọi thành phần : quý tộc, quan lại, tài tử giai nhân, thợ thủ -Công, dân buôn bán. Ngoài ra còn có rất nhiềungười nước ngoài mà chủ yếu là khách buôn bán A Rập và Trung Á.

     Còn Nam Kinh thời Minh có 1 triệu người, Bắc Kinh có 600.000 người, ở hai thành phố này công thương nghiệp rất phát triển. Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phưởng Gấm, phưởng Đông, phưởng Sắt v.v…

     Ngoài các kinh đô, các thành phố lớn cũng xuất hiện ngày một nhiều mà chủ yếu tập trung ở phía nam Trưởng Giang và miền ven biển Đông Nam như Tô Châu, Minh Châu (Ninh Ba), Tuyền Châu, Quảng Châu v.v…

     Tóm lại, tuy Trung Quốc có nền công thương nghiệp phát triển rất sớm, nhưng suốt thời kì phong kiến, nền kinh tế tự nhiên luôn luôn chiếm địa vị thống trị. Hơn nữa, do thái độ coi nhẹ các nghề công thương và do những đợt khủng hoảng có tính chất chu kì về chính trị, nền công thương nghiệp của Trung Quốc phát triển không được thuận lợi. Và cũng chính vì vậy, từ thế kỉ XVI, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã nảy nở, nhưng đến giữa thế kỉ XIX vẫn cởn rất nhỏ yếu, chưa gây được ảnh hưởng gì rõ rệt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá tư tưởng của Trung Quốc.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi