Ngoài ra, nhân dân còn phải chịu nhiều nỗi khổ khác như khống có muối mà ăn vì muối cũng như rượu, chè đều do nhà nước độc quyền mua bán hoặc bị quan hoạn tự do cướp hàng
Sự khốn khổ cùng cực của nhân dân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa liên tiếp cuối đời Đường.
Năm 874, phong trào khởi nghĩa nông dân lớn bùng nổ ở Sơn Đông. Lúc bấy giờ ở vùng này, đê Hoàng Hà bị hỏng, nạn lụt xảy ra luôn, vụ thu năm đó hầu như mất trắng ; mặt khác, chính phủ quản lí muối rất chặt, giá muối cao. Vì vậy đời sống của nhân dân ở đây càng cực khổ.
Người lãnh đạo lúc đầu là Vương Tiên Chi, một người buôn muối lậu. Quân khởi nghĩa truyền lệnh lên án nhà Đường thối nát, quan lại tham nhũng, thuế khoá nặng nề. Chẳng bao lâu, nghĩa quân đã chiếm được nhiều nơi ở Sơn Đông.
Năm 875, Hoàng Sào cũng tụ tập được mấy nghìn người nổi dậy hoạt động ở Sơn Đông rồi gia nhập lực lượng của Vương Tiên Chi. Từ đó, hàng ngũ nghĩa quân phát triển nhanh chóng, địa bàn hoạt động cũng từ Sơn Đông mở rộng đến vùng Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy.
Năm 877, do bất đồng ý kiến, Vương Tiên Chi à lại Hồ Bắc, còn Hoàng Sào đem quân lên vùng Hà Nam, Sơn Đông. Năm 878, Vương Tiên Chi bị quân Đường đánh bại. Bản thân Vương Tiên Chi và hơn 5 vạn nghĩa quần bị giết chết.
Từ đó Hoàng Sào trở thành người lãnh đạo chủ yếu của phong trào. Để tránh chỗ mạnh của địch, năm 878, Hoàng Sào quyết định tiến hành cuộc trường chinh xuống miền Nam, nơi đang tồn tại nhiều thế lực cát cứ, lực lượng giai cấp phong kiến không thống nhất.
Xuất phát từ Hà Nam, quân Hoàng Sào đi qua Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến đến Quảng Đông. Do không quen khí hậu miền Nam, nghĩa quân bị ốm chết đến ba bốn phần mười, nên cuối năm 879, từ Quảng Đông, Hoàng Sào lại kéo quân trở lên miền Bắc. Khi quẫn nông dân tiến gần đến Trường An, triều đình nhà Đường hoảng sợ bỏ kinh thành chạy sang Tứ Xuyên. Năm 880, quân Hoàng Sào tiến vào kinh đô. Năm 881, Hoàng Sào tự xưng là Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Tề.
Trước tình hình ấy, giai cấp phong kiến liên hợp với nhau để bao vây Trường An. Quân nông dân cầm cự được hơn 2 năm, đến năm 883, phải rút về Hà Nam, Sơn Đông, đến năm 884 thì bị quân Đường đánh bại. Hoàng Sào phải tự tử.
Như vậy, phong trào khởi nghĩa này chưa lật đổ được nền thống tri của nhà Đường, nhưng đã làm cho đế quốc Đường càng bị chia năm xẻ bảy trong cung đình càng hỗn loạn, nhà Đường chỉ còn tổn tại trên danh nghĩa mà thôi.
Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/hau-qua-cua-vu-loan-su.html
Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/hau-qua-cua-vu-loan-su.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi