Sau mấy năm rối ren, đến thời Vạn Lịch (1573 – 1619), tình hình lại được ổn định trong vài mươi năm nhờ những cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự. Nhưng từ giữa thời Vạn Lịch về sau, phái cải cách bị bài trừ, pháihoạn quan lại thắng thế. Đặc biệt, đến đâu thê ki XVII, triều đình nhà Minh bị quan hoạn Ngụy Trung Hiển lũng đoạn, thậm chí y có thể cách chức những quan đại thần không ăn cánh.
Lúc bấy giở, những quan lại bị gạt ra khởi triều đình lập thành một tổ chức chính trị gọi là Đảng Đông Lâm nhằm chống lại tập đoàn quan hoạn và phê phán nền thống trị đen tối đương thời.
Dựa vào quyền thế của mình, Ngụy Trung Hiển và vây cánh đã phản kích Đảng Đông Lâm, giết hại một số thủ lĩnh quan trọng của đảng này. Về sau, tuy Ngụy Trung Hiền bị giết chết, nhưng cuộc đấu tranh giữa tập đoàn quan hoạn và Đảng Đông Lâm vẫn tiếp diễn cho đến khi nhà Minh diệt vong.
Đến cuối triều Minh, đông thời với tình hình rối ren trong triều đình, việc tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cũng diễn ra rất nghiêm trọng. Trước kia, các vương tôn quý tộc nhiều lắm cũng chỉ được ban 100.000 mẫu ruộng nhưng nay được ban 1.000.000 mẫu trở lên là chuyện bình thưởng. Ngay như quan hoạn Ngụy Trung Hiền cũng được phong 1 triệu mẫu. Do nạn tập trung ruộng đất như vậy nên ở các tỉnh ven biển ở Đông Nam Trung Quốc có-nơi cứ 10 người, thì 9 người không có ruộng.
Những nông dân còn giữ lại được một ít ruộng đất thì phải chịu sưu cao thuế nặng, nhiều người không thể nộp thuế phải đi vay nợ lãi, hoặc phải cầm ruộng đất, hoặc phải bán vợ đợ con, rồi bán thân mình trở thành tá điền, người làm thuê, nô tì hoặc tha phương cầu thực. Đởi sống của tá điền lại càng cực khổ. Họ phải nộp tô cho địa chủ từ một nửa số thu hoạch trở lên. Nếu thiếu tô, thiếu nợ, họ bị chủ ruộng ngang nhiên treo lên tra khảo.
Lúc bấy giờ, nhân dân cả nước nói chung đều khốn khổ, nhưng nghiêm trọng nhất là. vùng Thiểm Tây, vì ở đây bị hạn hán lụt lội mấy năm liền. Đã thế, nhà nước và giai cấp địa chủ vẫn thu tô cao thuế nặng như thưởng lệ. Nhân dân đói đến nỗi phải ăn rễ cở, vở cây, thậm chí ăn cả đất, bột đá. Vì vậy, Thiểm Tây trở thành nơi bùng nổ đầu tiên của phong trào chiến tranh nông dân cuối triều Minh.
Năm 1627, nông dân ở Thiểm Tây bắt đầu nổi dậy khởi nghĩa. Đến năm 1631, các nhóm khởi nghĩa riêng lẻ ấy đã tập hợp lại thành 36 doanh do các thủ lĩnh như Cao Nghênh Tưởng, Trương Hiến Trung, Lý TựThành v.v… cầm đầu. Số người tham gia đã lên đến 20 vạn. Quân khởi nghĩa vượt Hoàng Hà đến hoạt động ở vùng Hà Nam, thanh thế ngày một lớn.