Tình hình đất nước cuối đời Đường

     Cuối đời Đường, thủ lĩnh của tộc này đem quân giúp đàn áp phong trào khởi nghĩa Hoàng Sào nên được nhà Đường phong làm Hạ Quốc công và ban cho họ Lý. Đầu đời Tống, Hạ thường tấn công và xâm chiếm đất đai ở cương giới Tây Bắc nước Tống. Để mua chuộc sự quy thuận của Hạ, Tống phong cho vua Hạ làm Tây bình vương. Nhưng đến năm 1034, Hạ không thần phục Tống nữa và từ 1040 về sau liên tiếp đem quân đánh Tống.

      Tuy giành được thắng lợi trong các cuộc tấn cồng nhưng chiến tranh đã làm Hạ gặp nhiều khó khăn về kinh tế, vả lại Hạ thấy Khất Đan thu được món lợi lớn trong việc giảng hoà với Tống, vì vậy năm 1044, Hạ đề nghị giảng hoà và yêu cầu Tống hằng năm phải ban cho Tây Hạ 7 vạn lạng bạc, 15 vạn tấm lụa và 3 vạn cân chè, còn vua Tây Hạ thì phải xưng “thần” với vua Tống.

Tình hình đất nước cuối đời Đường

      Năm 1069, được Tống Thần Tông đổng ý, Tể tướng Vương An Thạch lai để ra một chương trình cải cách tương đối toàn diện và mạnh dạn gồm những nội dung chủ yếu sau đây :

-     Nhà nước đứng ra cho dân vay nợ trong kì giáp hạt, thu mua nông sản trong ngày mùa, điều hoà giá cả thị trường để hạn chế sự bóc lột của chù nợ và việc đầu cơ tích trữ của các nhà buôn giàu có ; đổng thời, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất.

-     Dùng dân binh thay dần chế độ lính mộ, khuyến khích nhân dân nuôi ngựa để cung cấp chiến mã cho nhà nước, nhằm tăng cường lực lượng quốc phòng và giảm bớt gánh nặng nuôi quân đội cho nhà nước.

      Mục đích của chương trình cải cách của Vương An Thạch là làm cho nước giàu quần mạnh, nhưng một số chủ trương khổng thực tế, lại đụng chạm đến quyền lợi của các quan lại và tầng lớp giàu có, nên hiệu quả đem lại chẳng được bao nhiêu ngoài việc khai khẩn được một số đất hoang, đào đắp và sửa chữa được một số công trình thuỷ lợi…, cho nên ngày càng bị nhiều người phản đối. Do vậy, năm 1076, Vương An Thạch buộc phải từ chức, tuy vậy những chính sách cải cách của ông vẫn được thi hành cho đến khi Thần Tông chết (1085) mới bãi bỏ cho rằng : “Giao Chỉ đánh nhau với Chiêm Thành bị thua, binh lính còn không đầy một vạn, có thể lấy được.” Hơn nữa, theo sự tính toán của Tể tướng Vương An Thạch, nếu Tống giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt thì sẽ cổ vũ khí thế chiến tháng của quân và dân miền Bắc Trung Quốc, do đó sẽ : nuốt tươi nước Hạ, mà nếu nuốt dược nước Hạ thì ai dám quấy nhiễu Trung Quốc nữa”