Truyền bá đạo Thiên Chúa

Đến đời Thanh, các giáo sĩ phương Tây ở Bắc Kinh vẫn được ưu đãi, một số còn được phong quan và giao cho trách nhiệm soạn lịch, do vậy đạo Thiên chúa được truyền bá rất nhanh. Trong quá trình ấy, các giáo sĩ phương Tây bề ngoài thì truyền đạo, nhưng bên trong thì ngầm hoạt động gián điệp như lôi kéo quần chúng, vẽ bản đổ, điều tra số lượng binh mã, lương thực ở các tỉnh. Trước tình hình đó, nhiều sĩ phu Trung Quốc đã viết bài vạch trần chần tướng và nói rõ sự nguy hiểm của những hoạt động của họ, vì vậy vua Thanh tuy vẫn sử dụng một số giáo sĩ trong việc soạn lịch, đúc súng đại bác, vẽ bản đồ v.v… nhưng đông thời theo dõi chặt chẽ hoạt động của họ ở các tỉnh. Đến đầu thế kỉ XVIII, nhân việc giáo hoàng La Mã ra lệnh cho các giáo sĩ ở Trung Quốc không được tiếp tục thi hành chính sách cho các tín đồ đạo Thiên chúa được thở cúng Không Tử và tổ tiên, nhà Thanh ra lệnh cấm việc truyền đạo. Từ đó, hoạt động của các giáo sĩ phương Tây bị quản lí càng nghiêm ngặt.

Truyền bá đạo Thiên Chúa

Trong khi Trung Quốc thi hành chính sách đóng cửa thì nền công nghiệp dệt của Anh phát triển nhanh chóng. Đông thời, từ nửa sau thế kỉ XVII, Anh thu và mua rẻ được rất nhiều thuốc phiện ở Ấn Độ. Để tiêu thụ những thứ hàng đó, Anh chủ yếu nhằm vào thị trưởng Trung Quốc.

Năm 1792 và năm 1816, chính phủ Anh hai lần cử sứ giả đến triều đình Trung Quốc yêu cầu đặt quan hệ thông thương nhưng đều không thành công. Tuy vậy, thuyền buôn của Anh vẫn không ngừng chở thuốc phiện đến bán ở Trung Quốc. Việc đó làm cho bạc trắng của Trung Quốc chạy ra ngoài rất nhiều, đông thời làm cho người Trung Quốc bị suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, năm 1838, nhà Thanh cử Lâm Tắc Từ làm Khâm sai đại thần đến Quảng Châu dể thực hiện triệt để lệnh cấm bán thuốc phiện. Đáp lại thái độ cứng rắn đó, năm 1840, chính phủ Anh quyếtđịnh dùng quân sự bắt Trung Quốc phải mở các cửa biển để buôn bán Chiến tranh Trung – Anh, mà lịch sử quen gọi là “Chiến tranh thuốc phiên” bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ. Sự kiện đó đánh dấu xã hội Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn nửa phong kiến nửa thuộc địa.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/su-cai-tien-ve-ky-thuat-trong-nong.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới