Giới thiệu về Phú và Thơ Đường trong văn học Trung Quốc

     Văn học là một lĩnh vực rất nổi bật trong nền văn hoá Trung Quốc thời trung đại.

     Do kinh tế phát triển mạnh mẽ và toàn diện, do thực tế phong phú và sinh động của cuộc sống trong một đất nước rộng lớn với những điểu kiện tự nhiên nhiều màu nhiều vẻ, do những cuộc đấu tranh phức tạp trong xã hội và đặc biệt là do chính sách dùng văn chương làm thước đo tài năng nên văn học không những có cơ sở phát triển mà cởn rất được khuyến khích.

Giới thiệu về Phú và Thơ Đường trong văn học Trung Quốc

     Trong kho tàng văn học Trung Quốc giai đoạn lịch sử này tiêu biểu nhất là phú đời Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết đời Minh – Thanh.

Phú

     Là một thể loại văn học đặc biệt của Trung Quốc, trong đó lời văn được gọt giũa rất công phu. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mã Tương Như, Mai Thừa v.v…

     Ngoài phú ra, thơ ca đời Hán cũng phong phú về nội dung và điêu luyện về nghệ thuật hơn trước. Đại biểu cho nền thi ca thời này là Nhạc phủ. Nhạc phủ vốn là tên cơ quan phụ trách vềca nhạc tế lễ do Hán Vũ đế lập ra. Hàng năm cơ quan này cử người đi vào quần chúng để sưu tầm thơ ca của nhân dân, do đó vềsau dân ca cũng được gọi là Nhạc phủ, và chính vì vậy, Nhạc phủ đã mang nhiều tính chất hiện thực phản ánh được đời sống khổ cực và tình cảm của nhân dân.

Thơ Đường

     Là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc mà các thời đại trước và sau đó đều không sánh kịp. Thơ Đường có một số lượng rất lớn phản ánh tương đối toàn diện đất nước và bộ mật xã hội lúc bấy giờ và đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật.

     Trong hơn 2.000 nhà thơ còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất.

     Lý Bạch (701 – 762) là một người tính tình phóng khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc luồn cúi. Do vậy, tuy học rộng tài cao nhưng ông không hề đi thi và chưa làm một chức quan gì chính thức cả. Thơ của Lý Bạch phần lớn tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cũng có nhiều bài phản ánh đời sống của nhân dân. Đặc điểm nghệ thuật thơ Lý Bạch là lởi thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư sau đây là một ví dụ :

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này :

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân Hà tuột khi mây“.

     Đỗ Ph(712 – 770) xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Bản thân ông mặc dầu học rất rộng nhưng thi không đỗ, mãi đến năm 40 tuổi mới làm mấy chức quan nhỏ trong 7 năm. Tuy vậy suốt đời ông phải sống trong cảnh nghèo nàn. Cuộc đời lận đận đó đã giúp ông hiểu thấu cuộcsống khổ cực của nhân dân, do đó phần lớn thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ví dụ, trong bài “Từ kinh đô về huyn Phụng Tiên” ông đã mô tả cảnh trái ngược giữa cuộc sống xa hoa ở cung đình và tình cảnh của nhân dân như sau :

“Móng giò ninh, người xơi rim rót

Thêm chanh chua, quất ngọt, rượu mùi.

Của son rượu thịt để ô

Có thằng chết lả xương phơi ngoài đường.”

     Những bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như vậy cửa Đỗ Phủ rất nhiều, vì vậy ông được đánh giá là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời Đường.

     Bạch Cư Dị (772 – 846) xuất thân từ gia đình quan lại, đậu tiến sĩ, đã làm nhiều chức quan to trong triều, nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức làm Tư Mã Giang Châu.

     Bạch Cư Dị cũng đi theo con đường sáng tác của Đỗ Phủ, đã làm nhiều bài thơ nói lên nỗi khổ cực của nhân dân và lên án giai cấp thống trị. Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiềubài đã đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật. Đáng chú ý hơn nữa là trong những bài thơ lên án giai cấp thống trị, ôngđã dùng những lởi lẽ khi thì chua cay, khi thì quyết liệt. Ví dụ lên án sự ức hiếp tàn nhẫn của các quan lại đối với nhân dân trong việc thu thuế, trong bài “ông già Đỗ Lăng” ông đã viết:

Quan trên biết rõ mà không xét

Thúc lấy đủ tô cầu lập công

Bán đất cầm dâu nộp cho đủ

Cơm áo sang năm trông vào đâu ?

Lột áo trên mình ta,

Cướp cơm trên miệng ta

Hại người hại vật là hùm sói

Cứ gì cào móng, nghiến răng ăn thịt người”

     Sau khi bị giáng chức, ông trở nên bi quan, nên tính chiến đấu trong những bài thơ cuối đời của ông không được mạnh mẽ như trước nữa. Mặc dầu vậy, ông vẫn là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn của Trung Quốc đời Đường.

     Tóm lại, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc ; đồng thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kì sau này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới