Manh nha của thương nghiệp tại Trung Quốc

    Ở Trung Quốc, nhà nước cũng kinh doanh, thậm chí giữ độc quyền sản xuất một số nghề thủ công. Đó thường là những nghề quan trọng và đòi hỏi nhiều vốn như khai mỏ, luyện sắt, đúc tiền, làm vũ khí, làm muối, dệt các loại lụa cao cấp, làm đồ sứ v.v… Người quản lí ở đây là quan lại, còn người sản xuất là nô lệ, thợ thủ công phạm tội, thợ thủ công làm nghĩa vụ lao dịch và thợ thủ công làm thuê sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao dịch.

    Trong bộ phân thủ công nghiệp tư doanh trước hết phải kể đến nghề dệt vải gia đình để tự túc quần áo cho nông dân theo sự phân công lao động cổ truyền “trai cày gái dệt”. Ngoài ra, những nghề thủ công độc lập cũng xuất hiện ngày càng nhiều mà phần lớn đều tập trung ở thành thị.

    Do sự phát triển của nền thủ công nghiệp tư doanh, đến đởi Đường, tổ chức phường hội đã xuất hiện và đến đời Tống lại càng phát triển. Đứng đầu phường hội có ông trùm gọi là “Hàng lão”, dưới đó là thợ thủ công và thợ học việc. Hàng lão trông coi việc sản xuất trong phường hội của mình, quyết định việc thuê thợ hoặc cho thợ mới vào học việc và chịu trách nhiệm trước nhà nước. Ở Trung Quốc và nhiều nước phương Đông khác, các phường hội đều có đền thở Tổ sư (người đầu tiên truyền nghề cho phường hội). Do sự quản lí chặt chẽ của nhà nước phong kiến đối với thủ công nghiệp, nên phường hội ở Trung Quốc không có thế lực gì đáng kể.

Manh nha của thương nghiệp tại Trung Quốc

    Đến thế kỉ XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá, các hình thức công xưởng thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa cũng đã xuất hiện mà chủ yếu là ở trong các nghề dệt, làm giấy, làm đồ sứ, luyện sát… Ví dụ, trong nghề dệt có những chủ xưởng có hàng vạn bạc vốn, hàng chục khung cửi và thuê hàng chục thợ. Những người thợ này đều là “dân lành” (dân tự do), khi làm thuê, họ “tính ngày lấy tiền công” và quan hệ giữa họ với chủ xưởng là “chủ xuất vốn, thợ xuất sức”.

    Thế kỉ XVII, nền kinh tế Trung Quốc bị suy sụp toàn diện, nhưng đến thế kỉ XVIII, cùng với sự khôi phục của các ngành sản xuất, các côngxưởng thủ công xuất hiện càng nhiều. Lúc bấy giờ, trong nghề dệt, có một số chủ đem bông và tơ giao cho những người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Có một số trong nhà còn sắm khung cửi để thuê thợ dệt lấy một phần. Trong nghề làm đường, về mùa xuân, người chủ xuất vốn cho nông dân trông mía để đến mùa đông thì thu lại bằng đường.

    Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, nền thương nghiệp của Trung Quốc cũng phát triển từ sớm. Thời Hán, không những nội thương mà ngoại thương cũng ngày càng mở rộng. Những mặt hàng chủ yếu đem trao đổi thường xuyên trên thị trường trong nước là sắt, muối, đồ đổng, đồ gỗ, vải lụa, lương thực, súc vật v.v… Đối với bên ngoài, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với các nước vùng Trung Á mà Trung Quốc gọi chung là Tây Vực. Mặt hàng được cư dân ở đó ham chuộng nhất là lụa. Lụa Trung Quốc thời bấy giở cờn được chở sang bán tận La Mã. Người đứng đầu nhà nước La Mã là Xêda mặc áo dài bằng lụa Trung Quốc được coi là hết sức sang trọng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới