Nguồn gốc của Nho học

      Người đầu tiên đề xướng Nho học là Khổng Tử sống vào thời Xuân Thu. Đến thời Chiến quốc, đại biểu trung thành nhất của phái này là Mạnh Tử, nhưng lúc bấy giở vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội, nên Nho học chưa có vai trò đáng kể.

     Trong quá trình ấy, nước Tần dùng đường lối của phái Pháp gia nên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng những chủ trương của phái này đã dẫn đến những mầu thuẫn xã hội vô cùng gay gắt, do đó triềuTần chỉ tổn tại được 15 năm thì sụp đổ. Rút kinh nghiệm thất bại ấy, các vua đầu đời Tây Hán chủ trương nới lỏng về mặt tư tưởng nhưng chưa quyết định dùng hệ tư tưởng nào để chỉ đạo đường lối thống trị của mình.

Nguồn gốc của Nho học

      Đến đời Hán Vũ đế (140 – 87 tr. CN), nhà Hán đã trở nên cường thịnh Tuy nhiên, có một vấn đề cấp bách cần được giải quyết, đó là việc tăng cường chế độ tập quyền trung ương để ngăn chặn xu hướng chia cắt cua các vương quốc. Vì vậy, Hán Vũ đế muốn tìm một hệ tư tưởng chỉ đạo cho việc giải quyết vấn đề ấy, nhưng với điều kiện không làm căng thẳng thêm mâu thuẫn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã được chọn làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến, vì với chủ trương thống nhất và đường lối nhân chính, trưởng phái này đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó. Năm 136 tr. CN, Hán Vũ đế chính thức ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” (bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học), do vậy Nho học mới bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.

     Cũng từ đó, Nho học được phát triển thêm một bước mà người có nhiều đóng góp vào việc đó là Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr. CN)

     Về mặt triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra thuyết “Thiên nhăn cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người). Với thuyết đó, ông cho rằng tất cả đều do trời sinh ra và xếp đặt, mà trời không bao giờ thay đổi, nên sự xếp đặt ấy cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, dòng họ nào làm vua, người nào làm vua, người nào được ở ngôi đều là do ý trời, vì vậy mọi người phải tuyệt đối phục tùng.

     Hơn nữa, để cho đượm vẻ thần bí, Đồng Trọng Thư còn dùng thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự tạo lập của trời. Ví dụ :

     “Trời lấy những con số trong một năm để lập nên thân thể của người, cho nên 366 đốt nhỏ để tương hợp với số ngày, đốt lớn 12 phần hợp với số tháng. Ở trong có 5 tạng hợp với số ngũ hành. Ở ngoài có tứ chi tham hợp với số 4 mùa. Chợt thấy chợt mở, tham hợp với ban đêm, ban ngày, chợt rắn chợt mềm hợp với mùa Đông mùa Hạ, chợt thương đau, chợt vui mừng hợp với khí âm dương…”



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới