Nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa nghiêm ngặt

Sang thế kỉ XVII, người Hà Lan, Anh, Pháp cũng đến Trung Quốc.

Năm 1601, người Hà Lan xâm nhập Bành Hồ, ít lâu sau bị đánh đuổi. Năm 1624, họ chiếm đảo Đài Loan, nhưng đến năm 1662 thì bị Trịnh Thành Công đánh đuổi.

Thuyền buôn của Anh đến Áo Môn lần đầu vào năm 1637, nhung bị người Bồ Đào Nha cản trở, nên chưa đặt được quan hệ thông thương chính thức với triều Minh. Người Pháp đến năm 1660 mới đưa thuyền buôn đến Trung Quốc, nhưng thế lực thương nghiệp của Pháp ở đây kém xa Anh và Hà Lan.

Nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa nghiêm ngặt

Đến đầu triều Thanh, phần thì sợ nhân dân Trung Quốc liên kết với người phương Tây chống lại mình, phần thì sợ Trịnh Thành Công từ Đài Loan kéo quân về tấn công, nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa tương đối nghiêm ngặt, cấm nhân dân Trung Quốc đi ra ngoài bằng đường biển, còn thương nhân châu Âu thì chì được đến buôn bán ở Áo Mồn mà thôi. Sau khi chiếm được Đài Loan (1683), nhà Thanh mới nới rộng lệnh đó, cho nhân dân đươc vượt biển buôn bán và cho thuyền buôn nước ngoài đươc đến trao đổi ở bốn cửa biển thuộc Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông.

Nhưng đến thời Càn Long (1736 – 1795), do các thương nhân phương Tây, mà nhất là người Anh đã có những hoạt động trái phép ở vùng ven biển Trung Quốc, nên năm 1757, nhà Thanh ra lệnh chỉ cho các nhà buôn nước ngoài được buôn bán ở Quảng Châu mà thôi.

Theo gót các thương nhân, nhiều giáo sĩ đạo Thiên chúa cũng sang phương Đông truyền đạo. Giáo sĩ châu Âu đến Trung Quốc đầu tiên là một người Italia tên là Matêo Rixi (Matteo Ricci). Năm 1601, ông được đếnBắc Kinh yết kiến vua Vạn Lịch triều Minh và tặng vua Minh các thứ như tượng Chúa, ảnh thánh mẫu, kinh Thánh, bản đồ thế giới, đông hồ báo thức, đàn dương cầm v.v… được vua Minh rất thích. Do vậy, ông được ở lại Bắc Kinh lập nhà thờ truyền đạo và còn được ban cho nhiều ruộng đất.

Sau Matêô Rixi, giáo sĩ các nước Italia, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… tiếp tục đến Trung Quốc. Để lấy lởng vua quan nhà Minh và tiếp xúc với nhân dân Trung Quốc, họ cũng mặc quần áo Trung Quốc và tích cực học tiếng Trung Quốc, đông thời cởn đem nhiều tri thức khoa học phương Tây như thiên văn, toán pháp, thuỷ lợi, trắc lượng v.v… truyền vào Trung Quốc. Trong khi truyền giáo, họ lại tở ra biết tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc như cho tín đồ đạo Thiên chúa được thở cúng Không Tử và tổ tiên.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/chinh-sach-thong-tri-cua-man-thanh.html