Năm 1635, để bàn kế hoạch chống lại quân Minh, quân khởi nghĩa họp đại hội ở Huỳnh Dương (Hà Nam). Cao Nghênh Tưởng, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành được giao nhiệm vụ tấn công hướng Đông. Cánh quân này từ Hà Nam nhanh chóng tiến đến Phượng Dương (An Huy), đốt lăng tẩm của tổ tiên nhà Minh để tỏ rõ quyết tâm lật đổ nền thống trị của triều đại này.
Sau đó, vì ý kiến không thống nhất, Cao Nghênh Tưởng, Lý Tự Thành dẫn một cánh quân quay về Hà Nam, còn Trương Hiến Trúng chỉ huy một cánh quân tiếp tục tiến xuống phía nam. Năm 1636, Cao Nghênh Tưởng tử trận, Lý Tự Thành trở thành người lãnh đạo của lực lượng khởi nghĩa ở miền Bắc.
Năm 1638, nhà Minh huy động toàn bộ quân chủ lực đến tấn công quân nông dân. Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung tạm thời phải lánh đi, lực lượng hoàn toàn tan rã. Nhưng chỉ một vài năm sau, Trương Hiến Trung và Lý Tự Thành lại nhanh chóng tập hợp quần chúng xây dựng lực lượng tiếp tục đấu tranh.
Lần này, trong hàng ngũ Lý Tự Thành có một số trí thức như Lý Nham, Ngưu Kim Tinh… tham gia. Chính họ đã giúp Lý Tự Thành vạch đường lối chiến lược và sách lược, trong đó có các khẩu hiệu như “trọng hiền sĩ”, “chia ruộng”, “miễn thuế” v.v… Nhở vậy, quân khởi nghĩa càng được nhân dân hoan nghênh, lực lượng càng phát triển nhanh chóng, và từ đó liên tiếp giành được thắng lợi.
Năm 1644, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế ở Tây An (Thiểm Tây), đặt tên nước là Đại Thuận, lập bộ máy quan lại mới phân phong công thần khôi phục hệ thống tước vị quý tộc Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Tiếp đó, Lý Tự Thành tấn công và chiếm được Bắc Kinh. Vua Sùng Trinh nhà Minh phải treo cổ tự tử tại Bắc Kinh. Lý Tự Thành lên ngôi vua và bắt tay vào việc cùng cố chính quyền mới.
Trong khi đó, viên Tổng binh của nhà Minh là Ngô Tam Quế, với 10 vạn quân ở trong tay, vẫn đóng ở Sơn Hải Quan mà nhiệm vụ của ông vốn là để phòng ngự sự xâm nhập của quân Mãn Thanh. Nhưng khi nghe tin nhà Minh sụp đổ, sau một thời gian dao động, Ngô Tam Quế quyết định đầu hàng Mẫn Thanh để chống lại Lý Tự Thành. Dùng chính sách chiêu hàng không có kết quả, Lý Tự Thành đem quần đánh Ngô Tam Quế, nhưng bị liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Thanh đánh bại, do đó phải rút khởi Bắc Kinh sau 43 ngày làm chủ chốn đế đô này Trên đường rút lui, quân Lý Tự Thành phải nhiều lần đánh trả sự truy kích của quân Thanh. Đến Hổ Bắc, phần lớn lực lượng đã tan rã, Lý Tự Thành cùng 20 quân kị đi cướp lương ăn, bị thôn dân bao vây, thế không thể thoát phải thắt cổ tự tử.
Còn Trương Hiến Trung ở miền Nam cũng nhanh chóng phát triển lực lượng, không ngừng giành được thắng lợi. Năm 1644, Trương Hiến Trung tiến vào Tứ Xuyên, chiếm được Thành Đô, tự xưng là Quốc vương của nước Đại Tây và lập một triều đình riêng gồm Tả, Hữu Thừa tướng, Lục bộ… chẳng khác gì triều đình phong kiến. Năm 1646, trong một trận chiến đấu với quân Thanh, Trương Hiến Trung bị thương rồi bị quân Thanh bắt và giết chết.
Như vậy phong trào chiến tranh nông dân cuối Minh đến đây về cơ bản bị thất bại, nhưng lực lượng còn lại quay sang liên minh với triều Nam Minh, tiếp tục chống Thanh trong 20 năm nữa mới hoàn toàn tan rã.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
lich su the gioi