Sự thành lập triều Bắc Tống. Quan hệ giữa Bác Tống với Liêu, Hạ

       Sau khi quân Liêu rút lui, từ năm 947 dến năm 960, trong vòng 13 năm, ở Biện Lương thay đổi đến hai triều đại: Hậu Hán và Hậu Chu. Năm 960, một đại thần của Hậu Chu là Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi của Hậu Chu, lập nên triều Tống, đóng đô ở Biện Lương, lịch sử gọi là Bắc Tống (960-1127).

Sự thành lập triều Bắc Tống. Quan hệ giữa Bác Tống với Liêu, Hạ

       Lúc bấy giờ trong toàn cõi Trung Quốc, ngoài Bắc Tống, còn có 8 thế lực cát cứ, vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc Hoàng Hà thì vẫn bị nước Liêu chiếm giữ. Chính sách của Bắc Tống là tiêu diệt các lực lượng cát cứ ở miền Nam trước rồi sau mới giải quyết vấn đề ở miền Bắc.

       Năm 979, Bắc Tống diệt tiểu quốc độc lập cuối cùng là Bắc Hán. Từ đó, Tống chủ trương tập trung lực lượng để đánh Liêu, thu phục đất đai đã mất, nhưng cả hai lần tấn công vào các năm 979 và 986 đều thất bại. Do vậy, Bắc Tống không dám chủ động đem quần đi đánh Liêu nữa, trái lại người Khất Đan liên tiếp tấn công nước Tống.

       Năm 1003, vua Khất Đan đem đại quân đánh Bắc Tống. Cả triều đình nhà Tống sợ hãi hốt hoảng, chủ trương chạy dài. Chỉ có Tể tướng Khâu Chuẩn kiên quyết chủ chiến. Trong khi giao chiến, tướng Khất Đan bị nỏ cài bắn trúng, quân sĩ tự lui. Do bị bất lợi trong trận tấn công này, Khất Đan đồng ý giảng hoà. Năm 1004, hai bên đi đến hoà ước với những nội dung sau đây :

- Vua Khất Đan gọi vua Tống bằng anh, vua Tống gọi vua Khất Đan bằng em.

- Mỗi năm, Tống phải “tặng” Khất Đan 20 .vạn tấm lụa và 10 vạn lạng bạc.

       Đến năm 1042, nhận thấy Bắc Tống ngày càng suy yếu, Khất Đan một mặt tập trung quân ở gần biên giới, một mặt sai sứ giả đến đòi Tống phải cắt đất va gả công chúa (mới 4 tuổi) cho vua Khất Đan, đổng thời chất vấn vì sao Tống lại đánh Tây Hạ. Sợ hãi trước sự đe doạ ấy, sau khi thương thuyết, hàng năm Tống lại phải nộp thêm cho Khất Đan 10 vạn tấm lụa và 20 vạn lạng bạc (tức phải nộp 30 vạn tấm lụa và 30 vạn lạng bạc), và phải đổi chữ “tặng” thành chữ “nộp”.

       Ngoài sự đe doạ của Khất Đan, Bắc Tống còn phải đôi phó với một thế lực mới là nước Tây Hạ do tộc Đảng Hạng (một chi nhánh của tộc Khương) lập nên ở Tây Bắc Trung Quốc.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/su-e-doa-cua-nguoi-khat-an.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới