Tầng lớp công thương thời Trung Đại của Trung Quốc

     Sự phát triển sớm của nền thủ công nghiệp và hình thức sản xuất cá thể đã sớm tạo nên tầng lớp thợ thủ công tự dọ ở Trung Quốc. Từ đởi Hán về sau, tầng lớp này ngày một tăng nhiều.

     Thợ thủ công cũng bị nhà nước phong kiến bóc lột nặng nề. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế và phải làm nghĩa vụ lao dịch bằng nghề nghiệp của mình. Ví dụ, đầu thời Minh, thợ thủ công cá thể được chia làm hai loại: loại ở kinh đô mỗi tháng phải làm việc cho nhà nước 10 ngày, và loại ở các địa phương cứ 3 năm phải làm cho nhà nước 3 tháng.   

     Những thợ thủ công nghèo khổ không có tư liệu sản xuất thì phải đi làm thuê cho nhà nước. Từ thế kỉ XVI về sau, ở một số thành phố vùng Đông Nam đã xuất hiện thợ làm thuê cho các chủ xưởng tư nhân.

Tầng lớp công thương thời Trung Đại của Trung Quốc

     Chính sách bóc lột của nhà nước cũng đã dẫn đến sự đấu tranh của thợ thủ công như trốn lao dịch, đến cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII đã xuất hiện những cuộc bạo động chống các quan hoạn đến thu thuế công thương.

     Tầng lớp buôn bán từ đởi Hán đã rất phát triển. Triều Thố đã miêu tả tình hình tầng lớp ấy như sau :

“Các lái buôn, lớn thì tích trữ dể thu lãi gấp bội, nhở thì ngồi bày hàng ra mà bán, đầu cơ trục lợi, ban ngày chơi bởi ở chốn đô thị, nhân khi bề trên cần đến, bán ra tất lãi gấp mấy lần. Bởi vậy đàn ông không cày cấy, đàn bà không tằm tơ mà mặc thì phải có năm màu, ăn thì phải có thịt ngon ; không phải chịu cái khổ của kẻ nông phu mà có tiền trăm bạc ngàn. Nhở sự giàu có của mình, đi lại với các vương hầu, thế lực hơn các quan lại[1].

     Xuất phát từ quan niệm nghềbuôn là nghề ngọn, không phải là cơ sở của nền kinh tế phong kiến, vì vậy các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thi hành chính sách kiềm chế sự phát triển kinh tế của họ như thu thuế nặng, nhà nước giữ độc quyền một ố mặt hàng quan trọng, đôngthời dìm thấp địa vị chính trị của họ như khôngcho họ làm quan, xếp họ vào loại cuối cùng trong “tứ dân” (sĩ, nống, công, thương). Tuy vậy trong những thời kì thái bình, kinh tế phát triển, tầng lớp này cũng ngày càng đông đảo, trong đó có một bộ phận rất giàu có, cho nôn “pháp luật khỉnh lái buôn mà lái buôn vẫn giàu sang, trọng nông phu mà nông phu vẩn nghèo hên”^.

     Nhưng, do chính sách coi thưởng nghềbuôn, một số nhà buôn giàu có thưởng mua ruộng đất và trở thành đại thương gia kiêm đại địa chủ. Tinh hình ấy đã ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá và sự nảy sinh quan hệ sản xuất mới.