Tìm hiểu về Đạo giáo

     Đạo giáo bắt đầu ra đởi từ cuối thời Đông Hán. Lúc bấy giờ chính trị rối ren, nhân dân khốn khổ. Vì vậy, nhân dân muốn tìm sự giúp đỡ của một lực lượng siêu nhiên, đồngthời muốn có một tổ chức để đoàn kết đấu tranh chống lại giai cấp thống trị. Trong khi đó, những hình thức mê tín dị đoan như bói toán, xem sao, tướng số, phù phép v.v… vốn lưu hành từ xưa trong dân gian đã được kết hợp với một sốyếu tố trong tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử để sáng tạo ra loại Đạo giáo này.

     Đạo Thái bình và Đạo Năm dấu gạo tuy là hai tổ chức khác nhau nhưng nội dung thì tương tự như nhau. Cả hai giáo phái này đều thờ ma quỷ, đều chú trọng bùa chú phù phép và đều dùng nước bùa để chữa bệnh.

Tìm hiểu về Đạo giáo

     Lí tưởng củaĐạo Năm đấu gạo là muốn xây dựng một xã hội không tưởng, trong đó không có quan lại thống trị mà chỉ có những người quản lí, đồngthời còn lập những quán tự giác gọi là “nghĩa xã”, trong đó treo gạo thịt để cung cấp cho những người đi đường. Khách qua đường có thể vào đó ăn cho đủ, nhưng không được ăn quá nhiều, nếu không sẽ bị quỷ thần trừng phạt. Còn chủ trương chính trị của Đạo Thái bình không thấy ghi chép cụ thể, mà chỉ được biết rằng đạo Năm đấu gạo đại thể cũng giống như bọn Khăn vàng (quân khởi nghĩa của tín đồ Đạo Thái bình) do đó có lẽ lí tưởng của Đạo Thái bình cũng tương tự như vậy.

     Sau khi tập hợp được đông đảo tín đồ, Trương giác đã biến Đạo Thái bình thành một lực lượng chính trị củanông dân để nổi dậy chống chính quyền Đông Hán. Phong trào khởi nghĩa này tuy bị đàn áp đẫm máu và tôn giáo của nông dân tuy bị giai cấp thống trị thù ghét, gọi là “tà giáo”, là “đạo yêu quái”, nhưng vẫn tiếp tục lưu hành trong dân gian.

     Trên cơ sở đạo Thái bình và đạo Năm đấu gạo, đến đởi Tấn, Đạo giáo chính thống được hình thành. Người đặt cơ sở đầu tiên của tôn giáo này là Cát Hông, hiệu là Bão Phác Tử.

     Thời kì này, tình hình xã hội Trung Quốc cũng rất hỗn loạn. Nắm quyền thống trị là tầng lớp địa chủ sĩ tộc, nhưng họ chỉ biết ăn chơi phóng đãng nên cuộc sống cảm thấy hết sức trống rỗng vô vị. Trong hoạn cảnh ấy, họ thấy chủ nghĩa thoát li thực tế của Lão Trang rất phù hợp với tư tưởng của họ, do đó trong giới quý tộc đã xuất hiện phái Thanh đàm, cả ngày chỉ cầm phất trần nói những chuyện huyền diệu vu vơ không liên quan gì đến thực tế. Trên cơ sở ấy, Cát Hông đã chính thức sáng lập ra một tôn giáo mới.

     Loại Đạo giáo này hoàn toàn dựa vào học thuyết của Lão Trang, do đó Lão Tử bắt đầu được tôn làm “Đạo đức quân” và Trang Tử được tôn làm “Chân nhân”, tức là những vị tiên.

     Nội dung tư tưởng chính của tôn giáo này là chủ trương thoát li hiện thực, không vướng mắc bụi đời, chỉ tu dưỡng nội tâm để kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa, nếu luyện được thuốc tiên mà uống chỉ có thể sống mãi không gìà. Ngoài ra, Đạo Thần tiên cũng tin vào bùa chú phù phép, ví dụ cho rằng nếu có bùa đeo vào mình thì lên núi hổ không dám ăn thịt.

     Như vậy, Đạo Thần tiên là sự kết hợp học thuyết của Lão Trang với các hình thức cầu tiên, luyện đan và phù phép.

     Đến đời Đường, với lí do thuỷ tổ của Đạo giáo là Lão Tử cùng họ Lý với nhà Đường, Đạo giáo được tôn làm quốc giáo. Đường Cao Tông truy tôn Lão Tử làm “Thái thượng huyền nguyn hoàng đề“, vợ Lão Tử làm ‘Tiên thiên thái hậu”, thậm chí còn tạc tượng Không Tử đứng hầu bên cạnh Lão Tử.

     Thời Bắc Tống, Đạo giáo vẫn rất được tôn sùng. Tống Chẫn Tông lại phong Lão Tử làm “Thái thượng lão quân hỗn nguyên thượng đức hoàng đế”. Nhà Tống còn đặt ra nhiều cấp bậc trong tầng lớp đạo sĩ, tương đương với các cấp bậc quan lại. Tống Huy Tông cởn tự xưng là “Thượng đế nguyên tử thái tiên đế quân” giáng thế và bảo các quan lại tên mình là “Giáo chủ đạo quân hoàng đế“.

     Cùng với việc đề cao Đạo giáo, các vua Đường, Tống đã cho xây dựng nhiều đạo quán (chùa) đẹp đẽ, cấp cho các cơ sở tôn giáo ấy nhiều ruộng đất và thu nhận một số đạo sĩ  làm quan lại. Đó là thời hoàng kim của Đạo giáo ở Trung Quốc. Sau đó, trong các thời kì Nam Tống, Minh, Thanh, Đạo giáo tuy không được thịnh như trước nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.


Sự phát triển của Nho Giáo

     Đến đời Tống, các học giả cho rằng quan điểm triết học của Nho giáo quá đơn giản, không được sâu sắc như quan điểm triết học của Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, họ đã khai thác quan niệm về vũ trụ của kinh dịch, đồng thời tiếp thu phương pháp luận của Đạo giáo và Phật giáo để giải thích nguồn gốc của vũ trụ và chú thích lại các sách kinh điển của nhà Nho. Về cụ thể, quan điểm của các nhà Nho đời Tống có khác nhau ít nhiều, nhưng về cơ bản họ đều cho rằng nguồn gốc của vũ trụ gồm có hai yếu tố là (tinh thần) và khí (vật chất), trong đó lí là yếu tố có trước, vì vậy họ được gọi chung là phái Lí học.

    Người đầu tiên đề xướng Lí học là Chu Đôn Di (1016-1073) sống vào thời Bắc Tống. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là thái cực. Thái cực vận động thì sinh ra dương, ngừng vận động thì sinh ra âm. Âm dương giao cảm với nhau mà sinh ra ngũ hành, trời đất, rồi sinh ra người, vạn vật cho đến vô cùng. Còn trước thái cực thì không có vật chất tồn tại, chỉ có “vô cực tức là “lí” mà thôi. Như vậy quan điểm triết học của Chu Đôn Di thuộc loại duy tâm khách quan. Sau Chu Đôn Di còn có nhiều nhà Lí học nổi tiếng khác như Trình Hạo, Trình Di, Trương Tải, Lục Cửu Uyên v.v…

Sự phát triển của Nho Giáo

    Đến thời Nam Tống, đại biểu xuất sắc nhất của phái Lí học là Chu Hi(1130-1200). Ông cho rằng lí và khí không thể nói cái nào có trước cái nào có sau, nhưng nếu suy đến cùng thì hình như lí có trước.

    Tuy Chu Hi không có đóng góp gì mới vềmặt lí luận, nhưng thành tích chủ yếu của ông trong việc phát triển Nho học đời Tống là ông đã dùngquan điểm lí học để chú thích lại các sách kinh điển của nhà Nho. Ví dụ ông cho rằng bốn mặt đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí mà Mạnh Tử nêu ra đều là những biểu hiện của lí nhờ đó mà làm cho người ta biết thương xót, xấu hổ, nhường nhịn và phân biệt phải trái. Đồngthời, cùng với Trình Hạo, Chu Hi đã rút ra thiên Đại học do Tăng Sâm soạn và thiên Trung dung do Tử Tư soạn ở trong sách Lễ kí thành hai sách riêng. Từ đó, bốn quyển sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung trở thành bộ kinh điển thứ hai của Nho gia gọi là Tứ thư. Như vậy, mặc dầu chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm, nhưng phái Lí học đã làm cho triết học Nho giáo thêm phần sâu sắc trừu tượng, nhưng đồngthời do sự câu nệ giáo điều trong việc học tập Không Mạnh nên Nho học đời Tống cũng trở nên khắt khe bảo thủ hơn trước.

    Trong khi đó, nhiều vua đời Tống cũng rất tôn sùng Nho học ; do vậy, Tống Chân Tông (998-1022) truy tặng Không Tử danh hiệu “Chí thánh Văn tuyên vương” còn 72 đệ tử thì được truy phong làm Công, Hầu, Bá. Tống Thần Tông (1065-1085) thì phong Mạnh Tử làm “Châu quốc vương, được tạc tượng cùng Nhân Tử ngồi hầu Khổng Tử. Đến thời Độ Tông (1265-1275), Tăng Tử, Tử Tư cùng với Nhan Tử, Mạnh Tử được ngồi hầu Không Tử gọi là “tứ phối”. Bằng những việc làm nói trên, các vua Tống đã làm cho Nho học càng đượm thêm màu sắc tôn giáo.

    Tóm lại, Nho học hoặc Nho giáo thực chất không phải là một tôn giáo mà chỉ là một trưởng phái tư tưởng chính trị chủ trương dùng đạo đức để làm cơ sở cho đường lối trị nước, đồng thời chú trọng đến việc giáo dục cảm hoá nhân dân. Nhờ áp dụng đường lối này, sự tàn bạo của giai cấp thống trị có thể được hạn chế một phần, đồngthời nền văn hoá giáo dục Trung Quốc thời trung đại đã đạt được những thành tựu rất lớn. Nhưng đến cuối thời phong kiến, do tính chất bảo thủ, sùng cổ, cứng nhắc của nó, Nho giáo đã trở thành một lực lượng ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ chật hẹp lỗi thời và kìm hãm sự tiến bộ của xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Tư tưởng triết học Nho giáo của Đổng Trọng Thư

      Đối với thuyết Tính thiệntính ác của Mạnh Tử và Tuân Tử, Đổng Trọng Thư nêu ra một thuyết chiết trung là tính người vừa thiện vừa ác. Ông nói : “Trời ban ra hai khí âm dương, thân người ta cũng có hai bản tính thiện và ác. Đổng Trọng Thư còn chia tính người làm ba bậc phù hợp với ba tầng lớp khác nhau : tính thiện là của các thánh nhân, tính ác là của những người bị trị, tính vừa thiện vừa ác là của những người trung bình.

     Như vậy, tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư thuộc chủ nghĩa duy tâm khách quan và mang nhiều yếu tố thần học.

     Về mặt đạo đức, Đổng Trọng Thư phát triển các quan niệm về vua tôi, cha con và nhân, nghĩa, lễ, trí của Không Mạnh thành những hệ thống hoàn chỉnh gọi là tam cương, ngũ thưởng.

Tư tưởng triết học Nho giáo của Đổng Trọng Thư

     Tam cương là ba cặp quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, trong đó vua là cương (chỗ dựa) của bề tôi, cha là cương của con, chồng là cương của vợ, vì vậy bề tồi phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng.

     Đối với Không Tử và Mạnh Tử, đó chỉ là những vấn đề xã hội thuần tuý, nhưng Đổng Trọng Thư thì cho những quan hệ ấy cũng do trời quy định, đồngthời ông còn dùng thuyết âm dương để biện hộ cho địa vị của vua, cha và chồng trong ba cặp quan hệ ấy. Ông cho rằng trời thiên về dương chứ không thiên về âm, nên dương được trọng hơn âm mà “vua là dương, bề tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm”, do đó bề tôi phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng là lẽ tự nhiên, là làm theo ý trời.

     Còn Ngũ thưngnhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Quan niệm này vốn đã có trong tư tưởng Không Tử và Mạnh Tử, đến Đổng Trọng Thư thì mới ghép thành một hệ thống hoàn chỉnh.

     Về quan điểm chính trị, Đổng Trọng Thư không có chủ trương gì mới mà chỉ cụ thể hoá và phát triển thêm những chủ trương của Mạnh Tử.

     Đối với chủ trương thống nhất, thời Đổng Trọng Thư, Trung Quốc đã thống nhất đất nước rồi. Do vậy, ông phát triển chủ trương ấy ở hai điểm : một là, ông dùng thần học để giải thích sự thống nhất, cho rằng thống nhất “là điều thưng xuyên của trời đất, là nghĩa chung cho cả cổ kim” hai là, không những chỉ thống nhất về lãnh thổ về chính trị mà còn phải thống nhất về tư tưởng. Chính vì thế ông đề nghị với Hán Vũ đế chỉ đề cao Nho học và cấm các học thuyết khác để khỏi lung lạc tư tưởng của nhân dân.

     Về đường lối nhân chính, Đổng Trọng Thư đã nêu ra những đề nghị cụ thể như : ”hạn chế ruộng đất tư của dân để cấp cho những người không đủ, ngăn chặn đường chiếm đoạt; muối, sắt đều giao về cho dân ; b nô tì, trừ khử tệ dùng uy quyền đề giết người; giảm nhẹ thuế khoá, b bớt lao dịch để nới sức dân

     Đồng thời, ông chủ trương phải chú trong việc giáo dục cảm hoá, do đó, ở trung ương phải mở trường Thái học đểday con em quý tộc, quan lại.

     Ở các địa phương thì khuyến khích việc học tập, trên cơ sở ấy hàng năm các quan lại phải tiến cử người có tài đức lên trung ương để sung vào hàng ngũ quan lại.

     Như vậy, Đổng Trọng Thư đã nâng học thuyết của Không Mạnh thành một hệ thống lí luận tương đối hoàn chỉnh, nhưng đồngthời cũng làm cho học thuyết này nhuốm màu sắc thần học. Hơn nữa, do việc thần thánh hoá Không Tử, tôn ông làm giáo chủ của Đạo Học, do việc đề cao các sách Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu thành năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh), Nho học từ một trường phái tư tưởng đã biến thành một học thuyết mang màu sắc tôn giáo mà người sau quen gọi là Nho giáo. Cũng từ đó, học thuyết này trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hơn 2.000 năm lịch sử.

     Sau khi Nho học giữ địa vị thống trị được ít lâu thì Đạo giáo ra đời và Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Ba luồng tư tưởng ấy không ngừng bài bác lẫn nhau.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Nguồn gốc của Nho học

      Người đầu tiên đề xướng Nho học là Khổng Tử sống vào thời Xuân Thu. Đến thời Chiến quốc, đại biểu trung thành nhất của phái này là Mạnh Tử, nhưng lúc bấy giở vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội, nên Nho học chưa có vai trò đáng kể.

     Trong quá trình ấy, nước Tần dùng đường lối của phái Pháp gia nên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng những chủ trương của phái này đã dẫn đến những mầu thuẫn xã hội vô cùng gay gắt, do đó triềuTần chỉ tổn tại được 15 năm thì sụp đổ. Rút kinh nghiệm thất bại ấy, các vua đầu đời Tây Hán chủ trương nới lỏng về mặt tư tưởng nhưng chưa quyết định dùng hệ tư tưởng nào để chỉ đạo đường lối thống trị của mình.

Nguồn gốc của Nho học

      Đến đời Hán Vũ đế (140 – 87 tr. CN), nhà Hán đã trở nên cường thịnh Tuy nhiên, có một vấn đề cấp bách cần được giải quyết, đó là việc tăng cường chế độ tập quyền trung ương để ngăn chặn xu hướng chia cắt cua các vương quốc. Vì vậy, Hán Vũ đế muốn tìm một hệ tư tưởng chỉ đạo cho việc giải quyết vấn đề ấy, nhưng với điều kiện không làm căng thẳng thêm mâu thuẫn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã được chọn làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến, vì với chủ trương thống nhất và đường lối nhân chính, trưởng phái này đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó. Năm 136 tr. CN, Hán Vũ đế chính thức ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” (bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học), do vậy Nho học mới bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.

     Cũng từ đó, Nho học được phát triển thêm một bước mà người có nhiều đóng góp vào việc đó là Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr. CN)

     Về mặt triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra thuyết “Thiên nhăn cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người). Với thuyết đó, ông cho rằng tất cả đều do trời sinh ra và xếp đặt, mà trời không bao giờ thay đổi, nên sự xếp đặt ấy cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, dòng họ nào làm vua, người nào làm vua, người nào được ở ngôi đều là do ý trời, vì vậy mọi người phải tuyệt đối phục tùng.

     Hơn nữa, để cho đượm vẻ thần bí, Đồng Trọng Thư còn dùng thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự tạo lập của trời. Ví dụ :

     “Trời lấy những con số trong một năm để lập nên thân thể của người, cho nên 366 đốt nhỏ để tương hợp với số ngày, đốt lớn 12 phần hợp với số tháng. Ở trong có 5 tạng hợp với số ngũ hành. Ở ngoài có tứ chi tham hợp với số 4 mùa. Chợt thấy chợt mở, tham hợp với ban đêm, ban ngày, chợt rắn chợt mềm hợp với mùa Đông mùa Hạ, chợt thương đau, chợt vui mừng hợp với khí âm dương…”



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Tầng lớp nô lệ thời Trung Đại của Trung Quốc

     Tầng lớp nô lệ còn gọi là nô tì đến thời trung đại vẫn còn khá đông đảo. Nguồn nô lệ chính là tù binh, những người phạm tội và những người quá nghèo khổ phải bán bản thân hoặc vợ con. Thân phận nô lệ tuy có khá hơn thời cổ đại, nhưng họ vẫn bị coi là một loại hàng hoá để mua bán và trao tặng.

     Đời Hán, giá một nữ tì là 20.000 tiền, bằng giá 5 con ngựa. So với thời Tây Chu, giá 5 nô lệ mới bằng giá 1 con ngựa và 1 cuộn tơ, thì giá trị của nô tì lúc này đã hơn trước nhiều. Đến đời Nguyên, việc mua bán nô tì càng thịnh hành. Ở kinh đô có chợ bán người công khai như chợ bán ngựa, bán cừu.

     Sự giết hại nô tì một cách tuỳ tiện có hạn chế hơn nhưng nói chung tính mạng của nô tì vẫn không được bảo đảm. Ví dụ : luật đời Đường quy định nếu nô tì có tội, chủ không trình quan mà giết chết thì bị đánh 100 gậy, nếu nô tì không có tội thì bị tù 1 năm. Sự đối xử đối với nô tì đời Nguyên lại càng tàn tệ. Nô tì thường bị thích chữ lên mặt, đóng dấu nung đỏ vào chân, thậm chí có khi còn bị bắt uống thuốc làm cho câm không nói được. Pháp luật đời Nguyên quy định nếu nô tì chửi bới chủ, chủ đánh chết cũng không bị tội, người tự do giết chết nô tì của kẻ khác thì bị đánh 107 gậy, trong khi đó, nếu giết ngựa của kẻ khác thì bị đánh 100 gậy.

Tầng lớp nô lệ thời Trung Đại của Trung Quốc

     Sức lao động của nô tì tuy cũng có bị sử dụng vào các ngành sản xuất như nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp nhưng phần lớn là dùng vào việc hầu hạ trong gia đình quý tộc, địa chủ. Số lượng nô tì ở trong các gia đình đó thường rất nhiều. Ví dụ : Lương Kí thời Đông Hán có mấy nghìn nô tì, Thạch Sùng đời Tấn có 800 nô tì.

     Sự tồn tại một tầng lớp nô tì đông đảo đã ảnh hưởng đến nguồn thuế Khoa và lao dịch của nhà nước. Vì vậy, có một số quan lại như Sư Đan, Đổng Trọng Thư đời Hán đã nêu ra vấn đề hạn chế hoặc xoá bỏ quan hệ nô lệ. Nhiều triều đại khi mới thành lập cũng tuyên bố giải phóng những người trong thời gian chiến tranh phải bán thân làm nô tì được trở thành người tự do. Tuy nhiên do cuộc sống bần cùng của nhân dân lao động, đến cuối chế đô phong kiến, tầng lớp nô tì vẫn tiếp tục tồn tại.

     Tóm lại, thời trung đại, cơ cấu giai cấp ở Trung Quốc tương đối phức tạp. Hơn nữa, đối với từng cá nhân, thân phận giai cấp, đẳng cấp không cố định, có thể thay đổi, nhưng các giai cấp, tầng lớp nói trên thì tồn tại lâu dài trong lịch sử.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Tầng lớp công thương thời Trung Đại của Trung Quốc

     Sự phát triển sớm của nền thủ công nghiệp và hình thức sản xuất cá thể đã sớm tạo nên tầng lớp thợ thủ công tự dọ ở Trung Quốc. Từ đởi Hán về sau, tầng lớp này ngày một tăng nhiều.

     Thợ thủ công cũng bị nhà nước phong kiến bóc lột nặng nề. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế và phải làm nghĩa vụ lao dịch bằng nghề nghiệp của mình. Ví dụ, đầu thời Minh, thợ thủ công cá thể được chia làm hai loại: loại ở kinh đô mỗi tháng phải làm việc cho nhà nước 10 ngày, và loại ở các địa phương cứ 3 năm phải làm cho nhà nước 3 tháng.   

     Những thợ thủ công nghèo khổ không có tư liệu sản xuất thì phải đi làm thuê cho nhà nước. Từ thế kỉ XVI về sau, ở một số thành phố vùng Đông Nam đã xuất hiện thợ làm thuê cho các chủ xưởng tư nhân.

Tầng lớp công thương thời Trung Đại của Trung Quốc

     Chính sách bóc lột của nhà nước cũng đã dẫn đến sự đấu tranh của thợ thủ công như trốn lao dịch, đến cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII đã xuất hiện những cuộc bạo động chống các quan hoạn đến thu thuế công thương.

     Tầng lớp buôn bán từ đởi Hán đã rất phát triển. Triều Thố đã miêu tả tình hình tầng lớp ấy như sau :

“Các lái buôn, lớn thì tích trữ dể thu lãi gấp bội, nhở thì ngồi bày hàng ra mà bán, đầu cơ trục lợi, ban ngày chơi bởi ở chốn đô thị, nhân khi bề trên cần đến, bán ra tất lãi gấp mấy lần. Bởi vậy đàn ông không cày cấy, đàn bà không tằm tơ mà mặc thì phải có năm màu, ăn thì phải có thịt ngon ; không phải chịu cái khổ của kẻ nông phu mà có tiền trăm bạc ngàn. Nhở sự giàu có của mình, đi lại với các vương hầu, thế lực hơn các quan lại[1].

     Xuất phát từ quan niệm nghềbuôn là nghề ngọn, không phải là cơ sở của nền kinh tế phong kiến, vì vậy các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thi hành chính sách kiềm chế sự phát triển kinh tế của họ như thu thuế nặng, nhà nước giữ độc quyền một ố mặt hàng quan trọng, đôngthời dìm thấp địa vị chính trị của họ như khôngcho họ làm quan, xếp họ vào loại cuối cùng trong “tứ dân” (sĩ, nống, công, thương). Tuy vậy trong những thời kì thái bình, kinh tế phát triển, tầng lớp này cũng ngày càng đông đảo, trong đó có một bộ phận rất giàu có, cho nôn “pháp luật khỉnh lái buôn mà lái buôn vẫn giàu sang, trọng nông phu mà nông phu vẩn nghèo hên”^.

     Nhưng, do chính sách coi thưởng nghềbuôn, một số nhà buôn giàu có thưởng mua ruộng đất và trở thành đại thương gia kiêm đại địa chủ. Tinh hình ấy đã ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá và sự nảy sinh quan hệ sản xuất mới.


Giai cấp nông dân thời Trung đại của Trung Quốc

     Từ khi chế độ tỉnh điền tan rã, giai cấp nông dân thời cổ đại phân hoá thành hai loại : một số vẫn giữ được phần đất của mình và biến thành nông dân tự canh, một số khác bị mất ruộng đất và trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Sau đó, tuy ruộng đất và thân phận của nông dân luôn xáo động nhưng hai loại nông dân ấy vẫn tồn tại trong suốt xã hội phong kiến.

Nông dân tự canh

     Là những người cày cấy ruộng đất của mình hoặc của nhà nước cấp cho theo chính sách quân điền. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thường là bằng 1/10 thu hoạch và phải đi làm lao dịch cho nhà nước, về địa vị chính trị, họ được coi là dân tự do, nếu có điều kiện học hành và thi cử đỗ đạt thì có thể trở thành quan lại.

   Tuy vậy, do sự áp bức bóc lột của nhà nước phong kiến và do trình độ của sức sản xuất còn thấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, nên đời sống củahọ cũng hết sức cực khổ. Triều Thổ đởi Hán đã miêu tả tình cảnh như sau :

     “Nay một nhà nông phu có 5 nhân khẩu, sốlao động không quá 2 người; ruộng đất cày cấy không quá 100 mu, thu hoạch của100 mẫu chẳng qua được 100 thạch. Mùa xuân cày, mùa hạ xới, mùa thu gặt, mùa đông cất vào kho, chặt củi lo việc quan làm lao dịch… trong suốt bốn mùa không có ngày nào được nghỉ ngơi… Vất vả cực khổ như vậy, nếu lại gặp lụt hạn, việc quan bạo ngược, thuếkhoá thất thưng, sáng ra lệnh chiều đã thay đổi thì kẻ có cũng phải bán nửa giá, người không phải đi vay với lãi gấp đôi cho nên phải bán ruộng nhà con cháu để trả nợ”

     Nếu bị phá sản, họ sẽ trở thành nông dân lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, nô tì hoặc phải rởi bỏ quê hương đi tha phương cầu thực.

Giai cấp nông dân thời Trung đại của Trung Quốc

Nông dân lĩnh canh

     Là những người không có hoặc có rất ít ruộng đất, nên phải trở thành tá điền của địa chủ. Họ có nghĩa vụ phải nộp cho chủ ruộng thưởng là bằng 5/10 thu hoạch. Tuy mức bóc lột thì trước sau không thay đổi, nhưng về thân phân thì tuỳ theo từng thời kì mà có ít nhiều khác nhau.

     Thời Tây Hán, loại nông dân tá điền này vẫn là thần dân của nhà nước, nhưng từ thời Đông Hán về sau, trong các điền trang, họ được gọi là điền khách bộ khúc và chỉ lệ thuộc vào địa chủ chứ không có nghĩa vụ gì đối với nhà nước nữa.

     Đến thời Nguyên, nông dần lĩnh canh phải nộp tô nặng hơn trước và mức độ lệ thuộc cũng chặt chẽ hơn. Nông dân muốn rởi khởi ruộng đất của địa chủ là một việc rất khó khăn. Ở một sốnơi còn có hiện tượng địa chủ can thiệp vào việc hôn nhân của tá điền và tự ý nô dịch con cái của họ, thậm chí có khi còn bán tá điền theo ruộng đất. Pháp luật triều Nguyên quy định nếu địa chủ đánh chết tá điền thì bị phạt 107 gậy, trong khi đó nếu đánh chết nô tì thì bị phạt 87 gậy.

    Vua Thái Tổ nhà Minh vốn xuất thân từ bần nông nên tỏ ra chú ý đến đời sống nông dân. Ấy vậy mà ông cũng quy định nếu tá điền gặp chủ ruộng, khôngkể tuổi tác, phải lấy lễ của người ít tuổi đối xử với người nhiều tuổi.

     Trong hai loại nông dân nói trên, nông dân tự canh là lực lượng nộp thuế và làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước, còn nông dân tá điền là đốitượng bóc lột chủ yếu của giai cấp địa chủ. Vì vậy, nhà nước muốn duy trì đến mức tối đa tầng lớp nông dân tự canh, còn giai cấp địa chủ thì muốn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và bắt họ lệ thuộc vào mình ; do đó đã dẫn đến sự giành giật ruộng đất và nông dân giữa nhà nước phong kiến và giai cấp địa chủ.

     Do bị áp bức bóc lột nặng nể, nên nông dân Trung Quốc thường xuyên nổi dậy khởi nghĩa. Trong các phong trào ấy, thủ lĩnh của họ cũng thưởng xuyên xưng vưong, lập triều đình văn võ giống như chính quyền phong kiến. Một số phong trào đã giành được thắng lợi, do đó tướng lĩnh của họ đã biến thành một tập đoàn phong kiến mới.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Giai cấp địa chủ thời Trung Đại của Trung Quốc

     Do đặc điểm của chế độ ruộng đất và nền kinh tế, cơ cấu giai cấp thời trung đại ở Trung Quốc tương đối phức tạp, trong đó bao gồm các giai cấp và tầng lớp sau đây :

Giai cấp địa chủ thời Trung Đại của Trung Quốc

Giai cấp địa chủ

     Cũng nhờ một số nước phương Đông khác, giai cấp địa chủ ở Trung Quốc có thể chia thành hai tầng lớp chủ yếu là địa chủ quan lạiđịa ch bình dân.     Trong tầng lớp địa chủ quan lại có một bộ phận giàu sang nhất, có thế lực nhất, đó là loại địa chủ quý tộc phong kiến. Loại này bao gồm vương hầu, tôn thất, công thần… Đến thời Tần, địa chủ quý tộc trở thành một đẳng cấp đặc biệt gọi là địa chủ môn phiệt, còn gọi là địa chủ sĩ tộc hay địa chủ thtộc. Đẳng cấp này có sự phân biệt rất rõ rệt với địa chủ quan lại lớp dưới gọi là địa chủ hàn môn. Về chính trị, họ đởi đởi giữ những chức vụ lớn và được quan niệm là thanh caoở trong triều đình. Vì vậy, lúc bấy giờ có câu :

“Phẩm cao không có hàn môn, phẩm thấp không có thế tộc

     Về quan hệ xã hội, họ không kết thông gia, không đi lại chơi bời tiệc tùng chè chén với địa chủ hàn môn.

     Địa chủ quý tộc là một tầng lớp tồn tại suốt chiều dài của chế độ phong kiến, nhưng do sự thay đổi triều đại, các dòng họ quý tộc cũng luôn luôn thay đổi.

     Địa chủ bình dân là tầng lớp không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước. Tuy vậy, bằng biện pháp chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, cókẻ còn kiêm việc buôn bán, nên một số cũng rất giàu có, do đó cũng có thế lực lớn vềchính trị.

     Truyện Trọng Trưởng Thống trong Hậu Hán thư chép “Nhà của hào dân hàng trăm cái liền nóc với nhau, ruộng tốt đầy đồng, nô tì hàng nghìn, người phụ thuộc tính hàng vạn. Thuyền xe buôn bán đi khắp bốn phương, của cải tích trữ đầy cả đô thành, vật lạ, hàng quý nhà lớn chứa không hết, ngựa, bò, dê, lợn thung lũng không còn chỗ”. Do đó, “thân không được nhận nửa mệnh lệnh của vua mà trộm mặc áo rộng, không làm chút chức trưởng nhóm năm nhà mà có cả một ấp lớn nghìn nhà phục dịch, vinh hiển sung sướng hơn cả các bậc vương hầu, thế lực còn vượt các quan Thú, Lệnh”.

     Nhân khi chính quyền trung ương suy yếu, trật tự xã hội rối loạn, những nhà phú hào này bắt điền khách luyện tập quân sự để bảo vệ điền trang của mình. Một số đã phát triển lực lượng thành những tập đoàn quân phiệt rồi đánh lẫn nhau, có khi cũng tham gia vào cuộc đấu tranh trong triều đình. Nếu thành công, họ liền giữ lấy quyền cao chức trọng và chuyển thành địa chủ quan lại.

     Ngoài ra, từ thời Nam Bắc triều về sau, Phật giáo và Đạo giáo phát triển nhanh chóng, do đó bên cạnh địa chủ thế tục còn có địa chủ nhà chùa. Tầng lớp này cũng có nhiều ruộng đất và nô dịch nhiều nông dân, nhưng ở Trung Quốc vai trò của họ về chính trị và kinh tế không quan trọng lắm.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Sự phát triển và tan rã của chế độ điền trang của Trung Quốc

     Ngoài điền khách và bộ khúc, nô tì vẫn còn giữ địa vị khá quan trọng trong sản xuất, nhất là trong thủ công nghiệp.

     Trong những thời kì chính quyền trung ương suy yếu, đất nước loạn li, các điền trang đã trở thành cơ sở của các lực lượng phong kiến mang ít nhiều tính chất độc lập, nhưng nói chung, điền trang ở Trung Quốc tồn tại trong điều kiện có bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương nên điền trang không phải là những đơn vị hành chính và tư pháp.

     Đến đời Đường, Tống, cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất tư hữu, số điền trang trong nước càng nhiều hơn trước. Nhưng, đồng thời, do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tính chất tự nhiên của kinh tế điển trang có giảm bớt, có một số điền trang đã sản xuất rau, đốt than… để đem ra bán ở thị trường. Mặt khác, thân phận của lực lượng lao động sản xuất chủ yếu trong các điền trang (nay gọi là trang khách) thuần tuý là những tá điền của địa chủ.

Sự phát triển và tan rã của chế độ điền trang của Trung Quốc

     Những thay đổi nói trên trong tổ chức điền trang thời Đường Tống chính là những biểu hiện của sự tan rã dần dần của chế độ điền trang ởTrung Quốc.

     Như vậy, dưới thời phong kiến, nói chung phần lớn ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của giai cấp địa chủ. Tình hình ấy đã ảnh hưởng đến sự vững chắc của chế độ chuyên chế tập quyền, đến nguồn thuế khoá và lao dịch của nhà nước. Bởi thế các triều đại phong kiến đã nhiều lần ban hành các chính sách nhằm hạn chế sự chiếm hữu ruộng đất vô hạn độ của giai cấp địa chủ như chính sách hạn điền của Vương Mãng, chính sách quân điền từ Bắc Ngụy đến Tuỳ – Đường, chính sách cấm chiếm đoạt ruộng đất của Chu Nguyên Chương v.v… Nhưng những chính sách ấy hoặc là không thực hiện được, hoặc là hiệu quả chẳng được bao nhiêu, do đó hiện tượng giai cấp địa chủ tìm mọi cách để ngày càng chiếm hữu được nhiều ruộng đất trở thành một xu thế không thể ngăn chặn được.

     Bên cạnh địa chủ tư nhân, nhà chùa Phật giáo và Đạo giáo cũng chiếm hữu rất nhiều ruộng đất. Vì vậy, giữa thế kỉ IX, Đường Vũ Tông đã ra lệnh “bỏ Phật”, tức là chỉ cho giữ lại một số rất ít chùa chiền ở kinh đô và các châu quận với một số sư sãi rất hạn chế, còn các chùa khác đều phải xoá bỏ. Kết quả là nhà nước đã tịch thu được 10 triệu khoảnh ruộng, qua đó có thể biết số ruộng đất của nhà chùa không phải là ít. Lệnh “bỏ Phật” này chỉ duy trì được dăm ba năm, sau khi Đường Vũ Tông chết thế lực của nhà chùa lại khôi phục, thậm chí còn phát triển hơn trước.

     Đến thời Nguyên, thế lực Phật giáo nhất là giáo phái Lạt ma càng mạnh. Các vua Nguyên thường ban rất nhiều ruộng đất cho các chùa đạo Lạt ma, trong đó có chùa được ban đến 325.000 khoảnh. Ngoài ruộng đất được vua ban, các nhà sư còn chiếm đoạt ruộng đất của dân, có kẻ đã chiếm đến 20.000 khoảnh. Đạo giáo trong thời Đường – Tống được tôn làm quốc giáo nên thế lực cũng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt thời Nguyên, đạo sĩ Trương Tông Diên được Hốt Tất Liệt cho đởi đởi cầm đầu Đạo giáo ở miền Nam Trung Quốc và được ban cho nhiều ruộng đất, vì vậy họ Trương cũng trở thành một địa chủ lớn.

     Ngoài ruộng đất của địa chủ còn có ruộng đất của nông dân tự canh. Bộ phân ruộng đất của họ rất bấp bênh, nhưng trước sau vẫn tồn tại trong xã hội phong kiến Trung Quốc.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Tình hình tập trung ruộng đất và hình thức điền trang

     Đầu đời Minh, Chu Nguyên Chương có quy định ruộng đất ban cấp cho các công thần, công hầu, thừa tướng nhiều nhất là 100 khoảnh còn thân vương thi được 1.000 khoảnh. Nhưng đến cuối đời Minh, các thân vương công chúa, sủng thần thường được ban cấp hàng nghìn hàng vạn khoảnh như Phúc Vương được ban 20.000 khoảnh, quan hoạn Ngụy Trung Hiền được ban 10.000 khoảnh. Các phú hào ở địa phương cũng chiếm hàng chục hàng triệu mẫu, do đó ở miền ven biển Đông Nam có nơi cứ 10 người thì 9 người không có ruộng.

     Do tình hình tập trung ruộng đất ngày càng nghiêm trọng như vậy, nên câu nói “nhà giàu ruộng liền b bát ngát, người nghèo không có tấc đất cắm dùi” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sử sách Trung Quốc.

Tình hình tập trung ruộng đất và hình thức điền trang

     Trên cơ sở ấy, từ thời Đông Hán, tổ chức điền trang đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử.

     Tương tự như trang viên phong kiến ở Tây Âu, điền trang là những đơn vị kinh tế tự sản tự tiêu. Trong các điền trang không những chỉ trồng các loại ngũ cốc mà còn trông các thứ cây nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nghề thủ công như dâu, đay… Ngoài ra ở đây còn có vườn cây ăn quả, ao thả cá, bãi chăn nuôi. Trong điền trang lại có nghề thủ công như nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, may, nấu rượu, làm tương, chế thuốc, làm công cụ, binh khí… có thể cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày cho chủ điền trang và trang dân. Có một số điền trang còn có nơi khai thác gỗ, quặng, sắt… do đó phạm vi tự túc lại càng rộng.

     Những người lao động ở trong các điền trang từ thời Đông Hán đến Nam Bắc triều là điền khách, bộ khúc, nô tì. Điền khách là những nông dân lĩnhcanh ruộng đất của điền trang và có nghĩa vụ phải nộp địa tô cho chủ. Hình thức địa tô chủ yếu ở đây là tô sản phẩm. Còn bộ khúc là những điền khách được luyện tập quân sự, ngày thường thì sản xuất nông nghiệp; khi có chiến sự thì trở thành lực lượng tự vệ của điền trang. Tuy có khác nhau về tên gọi, nhưng cả hai loại điền khách và bộ khúc đều là nông dân lệ thuộc vào chủ điền trang. Tuy nhiên, mức độ lệ thuộc ấy không chặt chẽ như nông nô ở phương Tây. Họ không bị đời đời buộc chặt vào ruộng đất của chủ mà có thể tự ý rởi bỏ điền trang bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc đã dùng nhiều chính sách mà quan trọng nhất là chính sách quân điền để thu hút nông dân lệ thuộc vào địa chủ thành nông dân cày cấy ruộng đất của nhà nước.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Các loại thuế khóa và lao dịch thời trung đại của Trung Quốc

     Trên cơ sở quân điền, nhà nước bắt nông dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về thuế khoá và lao dịch. Đặc biệt, đến thời Tuỳ Đường, nghĩa vụ đó được quy định thành chế độ “tô, dung, điệu”.

“Tô” là thuế đánh vào ruộng lúa, nộp bằng thóc.“Dung” là thuế hiện vật hay cho nghĩa vụ lao dịch, cũng nộp bằng lúa.

“Điệu” là thuế đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng tơ lụa.

     Ví dụ : thời Đường, mức các loại thuế ấy được quy định như sau : mỗi tráng đinh mỗi năm phải nộp “tô” 2 thạch thóc, “dung” 60 thước lụa để thay cho 20 ngày lao dịch, “điệu” 20 thước lụa và 3 lạng tơ. Như vậy, mục đích của chế độ quân điền là nhằm bảo đảm cho nông dân có ruộng đất cày cấy, do đó sẽ bảo đảm nguồn thuế khoá và lao dịch cho nhà nước.

Các loại thuế khóa và lao dịch thời trung đại của Trung Quốc

    Sau khi thi hành chế độ quân điền, những nông dân không có hoặc có ít ruộng đất, những người đi lưu tán trở về quê hương đều được cấp ruộng đất, do đó họ đã trở thành nông dân cày cấy ruộng đất công, thoát khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ. Hơn nữa, do việc giao ruộng đất cho nông dân, nên toàn bộ ruộng đất bị bỏ hoang vì chiến tranh đã được canh tác trở lại, vì thế nông nghiệp lại được phát triển, nhà nước và nông dân đều có lợi.

    Chế độ quân điền là một chính sách chung của cả nước, nhưng thời Tuỳ Đường, chế độ đó thực tế chỉ thi hành ở miền Bắc là nơi có nhiều ruộng đất vô chủ mà thôi. Hơn nữa, ngay ở miền Bắc, chế độ đó cũng không được thi hành triệt để. Nhiều tài liệu đời Đường để lại cho biết rằng rất nhiều nông dân không có đủ số ruộng theo mức quy định.

     Đến giữa đời Đường, do sự chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ, do một số nông dân không chịu nổi nghĩa vụ thuế khoá phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực, đặc biệt là do vụ loạn An Sử (755 – 763) đã gây nên sự xáo trộn lớn về nhân khẩu, nên chế độ quân điền bị phá hoại dần dần. Do vây, năm 780, nhà Đường phải đặt ra một chính sách thuế khoá mới gọi là phép thuế hai kì. Chính sách thuế mới này quy định : nhà nước chỉ căn cứ theo số ruộng đất và tài sản thực có để đánh thuế, đồng thời thuế được thu làm hai lần vào hai vụ thu hoạch trong năm. Bỏ tô dung điệu, chỉ căn cứ theo tài sản thực có để đánh thuế, điều đó chứng tỏ rằng, đến đây nhà nước đã công khai thừa nhận chế độ quân điền không tồn tại nữa.

    Từ đó cho đến cuối thời trung đại, bộ phận ruộng đất của nhà nước vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng nhìn chung ngày càng thu hẹp. Với số ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, các triều đại từ Tống về sau chỉ đem ban cấp cho quan lại, lập đồn điền, điền trang gọi là hoàng trang, quan trang, tỉnh trang… mà thôi chứ không có chính sách gì mới. 


Khái quát về ruộng đất nhà nước ở Trung Quốc thời Trung Đại

     Thời trung đại, ở Trung Quốc có hai hình thái sở hữu ruộng đất cùng tồn tại đó là ruộng đất của nhà nước và ruộng đất của tư nhân.

Ruộng đất của nhà nước

     Bộ phận ruộng đất thuộc quyền quản lí trực tiếp của nhà nước trong sử sách Trung Quốc thưởng được gọi bằng các tên như công điền, vương điền, quan điền v.v… Nguồn gốc của loại ruộng đất này, ngoài bộ phận ruộng đất vốn có của nhà nước cởn có ruộng đất vắng chủ sau những thời kì chiến tranh loạn lạc. Trên cơ sở quyền sở hữu của mình, các triều đại phong kiến đem ban cấp cho quý tộc quan lại làm bổng lộc và tổ chức thành đồn điền, điển trang để sản xuất hoặc chia cho nông dân dưới hình thức quân điền để thu tô thuế. Trong các chính sách xử lí ruộng đất công đáng chú ý nhất là chế độ quân điền tồn tại từ cuối thế kỉ V đến cuối thế kỉ VIII.

Khái quát về ruộng đất nhà nước ở Trung Quốc thời Trung Đại

     Vào thời Nam Bắc triều, ở miền Bắc Trung Quốc, do chiến tranh, đói kém, địa chủ cũng như nông dân, nhiều người phải rởi bỏ quê hương đi nơi khác, do đó ruộng đất bỏ hoang rất nhiều, việc sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Trước tình hình ấy, học tập kinh nghiệm thống trị của các triều đại phong kiến Hán tộc, năm 485, vua Hiếu Văn đế của triều Bắc Ngụy (thuộc tộc Tiên Ti) ban hành chế độ quân điền, mục đích nhằm khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn thuế khoá cho nhà nước. Sau Bắc Ngụy, các triều Bắc Tề, Tuỳ, Đường đều tiếp tục thi hành chính sách quân điển với những nội dung có ít nhiều thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của từng thời kì.

     Tuy về quy định cụ thể, chính sách quân điền của các triều đại nói trên có ít nhiều khác nhau, nhưng tinh thần chung của chế độ đó là :

-         Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.

     Thời Bắc Ngụy, đàn ông từ 15 tuổi trở lên được cấp 40 mẫu ruộng trồng lúa (lộ điền) và 20 mẫu ruộng trông đâu, đàn bà được cấp 20 mẫu ruộng trông lúa ; nô tì cũng được cấp như người tự do ; bở cày được cấp mỗi con 30 mẫu. Nếu ruộng thuộc loại đất phải để nghỉ một hay hai nămthì được nhân gấp đôi hoặc gấp ba.

    Còn thời Đường thì quy định đàn ông từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng trông lúa gọi là ruộng khẩu phần và 20 mẫu ruộng trông dâu gọi là ruộng vĩnh nghiệp ; cụ già, người tàn tật, ốm yếu được cấp 40 mẫu ruộng khẩu phần ; bà goá được cấp 30 mẫu ruộng khẩu phần, nếu là chủ hộ thì dược cấp nửa suất của tráng đinh.

- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp được cấp ruộng đất bổng lộc, Thời Bắc Ngụy, quan lai thấp nhất được 6 khoảnh, 1 khoảnh bằng 100 mẫu), cao nhất được 15 khoảnh Thời Đường, quý tộc, quan lại tuỳ theo địa vị, công lao, chức tước mà được ban cấp ruộng vĩnh nghiệp, ruộng thưởng công và ruộng chức vù Ruộng vĩnh nghiệp ban cho những quý tộc được phong tước và các quan tù ngũ phẩm trở lên, ít nhất là 5 khoảnh, nhiều nhất là 100 khoảnh ruộng thưởng công ban cho những người có chiến công, ít nhất được 60 mẫu nhiều nhất được 30 khoảnh ; ruộng chức vụ ban cho các quan lại làm lương bổng, ít nhất là 80 mẫu, nhiều nhất là 12 khoảnh.

- Ruộng trồng lúa đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, còn ruộng trồng dâu, ruộng vĩnh nghiệp được truyền cho con cháu. Ruộng chức vụ của quan lại khi thôi chức phải giao lại cho người kế nhiệm. Trừ ruộng ban thưởng cho quý tộc, quan lại được tự do mua bán, còn nói chung ruộng cấp cho nông dân là không được chuyển nhượng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như nông dân thiếu hoặc thừa ruộng trồng dâu hoặc gia đình có việc tang ma mà quá nghèo túng thì có thể mua bán ruộng trông dâu; hoặc nông dân dời chỗ ở từ nơi ít ruộng đất đến nơi nhiều ruộng đất thì được bán cả ruộng khẩu phần.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Phát triển của Thương nghiệp Trung Quốc

     Ngay khi mới bắt đầu phát triển, nghề buôn đã tở ra là một nghề dễ phát triển nhất. Vì vậy, Tư Mã Thiên đã nhận xét rằng : “Nghèo mà muốn làm giàu thì nông không bằng công, công không bằng thương”.

     Đến thời Tam quốc, nhờ kĩ thuật đóng thuyền tiến bộ, người nước Ngô còn vượt biển đến buôn bán với Giao Châu (tức nước ta lúc bấy giở), Lâm Ấp, Phù Nam.

     Từ thời Tam quốc đến thời Nam – Bắc triều, phần thì do chiến tranh loạn lạc sức sản xuất bị phá hoại, phần thì do chế độ điền trang với nền kinh tế tự cấp tự túc phát triển, nên thương nghiệp bị suy thoái. Nhưng từ thế kỉ VII về sau, Trung Quốc được thống nhất trong một thời gian khá dài, nông nghiệp và thủ công nghiệp đều phát triển, nên thương nghiệp cũng phát đạt, nhất là ngoại thương. Thời kì này, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Lái buôn nước ngoài hoặc bằng đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc chở các thứ hàng quý như ngọc, hổ phách, mã não, ngà voi, sừng tê, thuỷ tinh, hồ tiêu, bông v.v… đến bán ở Trung Quốc và chở về nước mình vàng bạc và những sản phẩm thủ công nổi tiếng như lụa, đồ sứ, chè, đồ đông, đồ sắt, giấy bút v.v…

Phát triển của Thương nghiệp Trung Quốc

     Đến thế kỉ XVI, người phương Tây cũng đến buồn bán với Trung Quốc, nhưng sang thế kỉ XVIII nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa biển, không những việc buôn bán của lái buôn Tây Âu bị hạn chế, màthương nhân Trung Quốc cũng không được ra nước ngoài bằng đường biển do vậy nên ngoại thương của Trung Quốc bị giảm sút.

     Sự phát triển sớm của công thương nghiệp làm cho thành thị cũng sớm trở nên đông đúc nhộn nhịp. Đặc biệt, từ thế kỉ VII về sau, thành thị xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phồn thịnh. Những thành phố lớn trướchết là các kinh đô của các triều đại như Trường An, Lạc Dương thời Tuỳ, Đường ; Biện Kinh (Khai Phong), Lâm An (Hàng Châu) thời Tống, Bắc Kinh, Nam Kinh thời Nguyên, Minh, Thanh. Những thành phố này vừa là những trung tâm chính trị vừa là những trung tâm kinh tế. Ví dụ: thành phốTrường An đời Đường được chia thành hai khu vực : phía bắc là kinh thành, phía nam, ở giữa là dinh thự các quan lại, hai bên là chợ Đổng và chợ Tây, mỗi nơi có 220 phưởng hội. Cả thành phố có khoảng 1 triệu rưỡi người gồm đủ mọi thành phần : quý tộc, quan lại, tài tử giai nhân, thợ thủ -Công, dân buôn bán. Ngoài ra còn có rất nhiềungười nước ngoài mà chủ yếu là khách buôn bán A Rập và Trung Á.

     Còn Nam Kinh thời Minh có 1 triệu người, Bắc Kinh có 600.000 người, ở hai thành phố này công thương nghiệp rất phát triển. Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phưởng Gấm, phưởng Đông, phưởng Sắt v.v…

     Ngoài các kinh đô, các thành phố lớn cũng xuất hiện ngày một nhiều mà chủ yếu tập trung ở phía nam Trưởng Giang và miền ven biển Đông Nam như Tô Châu, Minh Châu (Ninh Ba), Tuyền Châu, Quảng Châu v.v…

     Tóm lại, tuy Trung Quốc có nền công thương nghiệp phát triển rất sớm, nhưng suốt thời kì phong kiến, nền kinh tế tự nhiên luôn luôn chiếm địa vị thống trị. Hơn nữa, do thái độ coi nhẹ các nghề công thương và do những đợt khủng hoảng có tính chất chu kì về chính trị, nền công thương nghiệp của Trung Quốc phát triển không được thuận lợi. Và cũng chính vì vậy, từ thế kỉ XVI, mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã nảy nở, nhưng đến giữa thế kỉ XIX vẫn cởn rất nhỏ yếu, chưa gây được ảnh hưởng gì rõ rệt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá tư tưởng của Trung Quốc.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Manh nha của thương nghiệp tại Trung Quốc

    Ở Trung Quốc, nhà nước cũng kinh doanh, thậm chí giữ độc quyền sản xuất một số nghề thủ công. Đó thường là những nghề quan trọng và đòi hỏi nhiều vốn như khai mỏ, luyện sắt, đúc tiền, làm vũ khí, làm muối, dệt các loại lụa cao cấp, làm đồ sứ v.v… Người quản lí ở đây là quan lại, còn người sản xuất là nô lệ, thợ thủ công phạm tội, thợ thủ công làm nghĩa vụ lao dịch và thợ thủ công làm thuê sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao dịch.

    Trong bộ phân thủ công nghiệp tư doanh trước hết phải kể đến nghề dệt vải gia đình để tự túc quần áo cho nông dân theo sự phân công lao động cổ truyền “trai cày gái dệt”. Ngoài ra, những nghề thủ công độc lập cũng xuất hiện ngày càng nhiều mà phần lớn đều tập trung ở thành thị.

    Do sự phát triển của nền thủ công nghiệp tư doanh, đến đởi Đường, tổ chức phường hội đã xuất hiện và đến đời Tống lại càng phát triển. Đứng đầu phường hội có ông trùm gọi là “Hàng lão”, dưới đó là thợ thủ công và thợ học việc. Hàng lão trông coi việc sản xuất trong phường hội của mình, quyết định việc thuê thợ hoặc cho thợ mới vào học việc và chịu trách nhiệm trước nhà nước. Ở Trung Quốc và nhiều nước phương Đông khác, các phường hội đều có đền thở Tổ sư (người đầu tiên truyền nghề cho phường hội). Do sự quản lí chặt chẽ của nhà nước phong kiến đối với thủ công nghiệp, nên phường hội ở Trung Quốc không có thế lực gì đáng kể.

Manh nha của thương nghiệp tại Trung Quốc

    Đến thế kỉ XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá, các hình thức công xưởng thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa cũng đã xuất hiện mà chủ yếu là ở trong các nghề dệt, làm giấy, làm đồ sứ, luyện sát… Ví dụ, trong nghề dệt có những chủ xưởng có hàng vạn bạc vốn, hàng chục khung cửi và thuê hàng chục thợ. Những người thợ này đều là “dân lành” (dân tự do), khi làm thuê, họ “tính ngày lấy tiền công” và quan hệ giữa họ với chủ xưởng là “chủ xuất vốn, thợ xuất sức”.

    Thế kỉ XVII, nền kinh tế Trung Quốc bị suy sụp toàn diện, nhưng đến thế kỉ XVIII, cùng với sự khôi phục của các ngành sản xuất, các côngxưởng thủ công xuất hiện càng nhiều. Lúc bấy giờ, trong nghề dệt, có một số chủ đem bông và tơ giao cho những người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Có một số trong nhà còn sắm khung cửi để thuê thợ dệt lấy một phần. Trong nghề làm đường, về mùa xuân, người chủ xuất vốn cho nông dân trông mía để đến mùa đông thì thu lại bằng đường.

    Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, nền thương nghiệp của Trung Quốc cũng phát triển từ sớm. Thời Hán, không những nội thương mà ngoại thương cũng ngày càng mở rộng. Những mặt hàng chủ yếu đem trao đổi thường xuyên trên thị trường trong nước là sắt, muối, đồ đổng, đồ gỗ, vải lụa, lương thực, súc vật v.v… Đối với bên ngoài, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với các nước vùng Trung Á mà Trung Quốc gọi chung là Tây Vực. Mặt hàng được cư dân ở đó ham chuộng nhất là lụa. Lụa Trung Quốc thời bấy giở cờn được chở sang bán tận La Mã. Người đứng đầu nhà nước La Mã là Xêda mặc áo dài bằng lụa Trung Quốc được coi là hết sức sang trọng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Nghề thủ công nghiệp xuất hiện tại Trung Quốc

Trung Quốc có nền thủ công nghiệp phát triển rất sớm. Đến thời trung đại, số ngành nghề càng nhiều, quy mô sản xuất càng lớn và kĩ thuật càng tinh xảo. Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời kì này là nghề luyện sắt, nghề dệt tơ lụa, nghề làm đồ sứ, nghề đóng thuyền, nghề làm giấy v.v…

Nghề luyện sắt vào khoảng thế kỉ II đã có những tiến bộ mới như đã biết dùng ống bễ đẩy bằng sức nước, dùng than đá làm chất đốt. Đến thế kỉ XVI, người Trung Quốc biết dùng đất pha muối để xây lò, và có nơi đã xây được những lò cao 1 trượng 2 thước, chứa được hơn 1000 kg quặng. Việc phân công lao động trong dây chuyền sản xuất cũng khá tí mỉ : các công việc như lấy than, làm than, quạt lò, đổ quặng vào lò… đều giao cho những bộ phận khác nhau phụ trách.

Nghề thủ công nghiệp xuất hiện tại Trung Quốc

Nghề dệt tơ vốn là một nghề thủ công cổ truyền của Trung Quốc. Đến thời trung đại, nghề này càng phát triển mà biểu hiện nổi bật là ngày càng có nhiều mặt hàng mới ra đởi. Thời Tam quốc, ở nước Thục đã dệt được gấm thời Đường đã sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đến thời Minh thì dệt được các loại lụa hoa.

Nghề làm đồ sứ chính thức xuất hiện từ thời Hán. Đến thời Đường đồ sứ đạt đến trình độ kĩ thuật rất cao : sứ trắng, trắng như tuyết, sứ xanh, xanh như ngọc bích. Đến đời Minh đồ sứ càng tiến bộ mà tiêu biểu là đồ sứ trắng vẽ hoa xanh. Nơi sản xuất sứ nổi tiếng là Giang Tây.

Nghề đóng thuyền cũng phát triển rất sớm. Thời Tam quốc, nước Ngô đóng được loại thuyền lớn cao 5 tầng, có thể chứa được 3.000 người. Thời Tùy đóng được chiến thuyền cao hơn 50 thước, có 5 tầng, chứa được 800 người. Còn thuyền rồng thì cao 45 thước, rộng 50 thước, dài 200 thước, có 4 tầng. Tầng trên cùng, ở giữa có chính diện, nội diện, hai bên có phòng chầu, còn hai tầng giữa có đến 120 phòng. Thời Tống thì đóng được loại thuyền có 24 bánh xe, chứa được 1000 người và có tốc độ khá nhanh. Đến thời Minh những loại thuyền lớn dùng trong nghề hàng hải đã ra đời. Thuyền loại lớn cao ba bốn tầng, dài 44 trượng, rộng 18 trượng, chở đượchàng trăm người. Tầng trên cùng khi cần thiết có thể dùng để làm chiến đấu.      

Nghề làm giấy cũng ra đời từ thời Hán. Đó là một nghề riêng của Trung Quốc trong mấy thế kỉ và càng ngày càng sản xuất được nhiều loại giấy tốt và đẹp, cung cấp cho nhu cầu trong nước và nhiều nước khác.

Ngoài ra, các nghề làm đồ đông, đồ sơn, đồ gốm, dệt vải đay v.v… cũng đều phát triển từ sớm. Riêng nghề in, nghề dệt vải bông tuy ra đởi muộn (từ Đường, Tống về sau), nhưng đã nhanh chóng trở thành những nghề giữ vai trở quan trọng trong đời sống xã hội.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi

Truyền bá đạo Thiên Chúa

Đến đời Thanh, các giáo sĩ phương Tây ở Bắc Kinh vẫn được ưu đãi, một số còn được phong quan và giao cho trách nhiệm soạn lịch, do vậy đạo Thiên chúa được truyền bá rất nhanh. Trong quá trình ấy, các giáo sĩ phương Tây bề ngoài thì truyền đạo, nhưng bên trong thì ngầm hoạt động gián điệp như lôi kéo quần chúng, vẽ bản đổ, điều tra số lượng binh mã, lương thực ở các tỉnh. Trước tình hình đó, nhiều sĩ phu Trung Quốc đã viết bài vạch trần chần tướng và nói rõ sự nguy hiểm của những hoạt động của họ, vì vậy vua Thanh tuy vẫn sử dụng một số giáo sĩ trong việc soạn lịch, đúc súng đại bác, vẽ bản đồ v.v… nhưng đông thời theo dõi chặt chẽ hoạt động của họ ở các tỉnh. Đến đầu thế kỉ XVIII, nhân việc giáo hoàng La Mã ra lệnh cho các giáo sĩ ở Trung Quốc không được tiếp tục thi hành chính sách cho các tín đồ đạo Thiên chúa được thở cúng Không Tử và tổ tiên, nhà Thanh ra lệnh cấm việc truyền đạo. Từ đó, hoạt động của các giáo sĩ phương Tây bị quản lí càng nghiêm ngặt.

Truyền bá đạo Thiên Chúa

Trong khi Trung Quốc thi hành chính sách đóng cửa thì nền công nghiệp dệt của Anh phát triển nhanh chóng. Đông thời, từ nửa sau thế kỉ XVII, Anh thu và mua rẻ được rất nhiều thuốc phiện ở Ấn Độ. Để tiêu thụ những thứ hàng đó, Anh chủ yếu nhằm vào thị trưởng Trung Quốc.

Năm 1792 và năm 1816, chính phủ Anh hai lần cử sứ giả đến triều đình Trung Quốc yêu cầu đặt quan hệ thông thương nhưng đều không thành công. Tuy vậy, thuyền buôn của Anh vẫn không ngừng chở thuốc phiện đến bán ở Trung Quốc. Việc đó làm cho bạc trắng của Trung Quốc chạy ra ngoài rất nhiều, đông thời làm cho người Trung Quốc bị suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, năm 1838, nhà Thanh cử Lâm Tắc Từ làm Khâm sai đại thần đến Quảng Châu dể thực hiện triệt để lệnh cấm bán thuốc phiện. Đáp lại thái độ cứng rắn đó, năm 1840, chính phủ Anh quyếtđịnh dùng quân sự bắt Trung Quốc phải mở các cửa biển để buôn bán Chiến tranh Trung – Anh, mà lịch sử quen gọi là “Chiến tranh thuốc phiên” bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ. Sự kiện đó đánh dấu xã hội Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn nửa phong kiến nửa thuộc địa.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/su-cai-tien-ve-ky-thuat-trong-nong.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Sự cải tiến về kỹ thuật trong nông nghiệp

Đến cuối thời Nguyên, nông nghiệp lại bị suy sụp do đê điều bị hư hại không được sửa chữa, thiên tai xảy ra liên tiếp và nhất là do cuộc chiến tranh lan rộng trong cả nước và kéo dài 17 năm trởi.

Sau khi nhà Minh thành lập, qua một thời gian khôi phục, đến đầu thế kỉ XV, nông nghiệp lại có nhiều tiến bộ mới về kĩ thuật gieo mạ. Diện tích trông trọt cũng vượt xa thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều. Đặc biệt ngoài việc cây bông được trông phổ biến khắp cả nước và được đặt ngang hàng với dâu và đây là những nông sản cổ truyền của Trung Quốc, sang thế kỉ XVI, cây thuốc lá cũng được đưa từ Philipin vào trông ở Trung Quốc.

Sự cải tiến về kỹ thuật trong nông nghiệp

Đến đầu triều Thanh, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, cả xã hội Trung Quốc bị xơ xác tiêu điều. Lúc bấy giở, phần lớn ruộng đất bị bở hoang, dàn cư thưa thớt, có nơi dân cư lưu tán mất sáu, bảy phần mưởi.

Trước tình hình ấy, để hoà hoãn mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, các vua đầu đởi Thanh cũng tở ý muốn “dốc sức mưu việc thịnh trị” nên đã thi hành những chính sách như khuyến khích khai khẩn đất hoang, chăm lo việc chống lụt, ổn định thuế khoá, tiêu dùng tiết kiệm v.v… Vì vây, đến thời Càn Long nông nghiệp được phục hồi ngang với thời phát triển nhất của triều Minh.

Như vậy, nhìn chung, nền nông nghiệp Trung Quốc càng về sau càng có những thành tựu mới, nhưng trong quá trình đó, cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị, nền nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác cũng phát triển hoặc suy thoái một cách tương ứng.



Khôi phục và phát triển nông nghiệp

Đầu thời Đông Hán, Lưu Tú lại thi hành những chính sách tương tự như đầu thời Tây Hán nên nông nghiệp lại được khôi phục và phát triển. Đáng chú ý là lúc bấy giở công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến. Vào cuối thời Đông Hán, xe đạp nước bắt đầu được phát minh và đến thời Tam quốc thì được hoàn thiện thành cái xe đạp nước ngày nay. Phương pháp lợi dụng sức nước để kéo cối xay bột cũng bắt đầu ra đời.

Từ cuối Đông Hán, trải qua thời Tam quốc đến thời Nam – Bắc triều, chiến tranh xảy ra liên miên, tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nông nghiệp. Đầu thời Tuỳ, đất nước lại được thống nhất, kinh tế đang có chiều hướng phát triển thì sự xa hoa vô hạn độ của Tuỳ Dưỡng đế Và tiếp theo đó, những cuộc chiến tranh xâm lược và những cuộc nội chiến kéo dài hơn chục năm đã làm cho kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nặng nề.

Khôi phục và phát triển nông nghiệp

Rút bài học thất bại của nhà Tuỳ, Đường Thái Tông thi hành những chính sách kinh tế tương đối tốt, nên nông nghiệp lại phát triển. Đặc biệt đến năm trị vì thứ tư của Đường Thái tông (630), Trung Quốc được mùa lớn, “gạo mỗi đấu bốn năm tiền, cổng ngọàỉ mấy tháng không đóng, ngựa bở đầy đông, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực’,.

Sang đầu thế kỉ VIII, dưới thời Đường Huyền tông, nền kinh tế Trung Quốc càng phát triển một cách toàn diện, do vậy đất nước một lần nữa lại xuất hiện cảnh thái bình thịnh vượng. Nhưng từ giữa thế kỉ VIII về sau, xã hội Trung Quốc có nhiều biến cố : loạn An Sử, chiến tranh nông dân, nội chiến ; nên nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, mãi đến thời Tống mới được phát triển ít nhiều.

Đến thế kì XII, miền Bắc Trung Quốc bị người Nữ Chân thống trị, phần vì trình độ phát triển xã hội của họ tương đối thấp, phần vì người Hán bở chạy xuống miền Nam rát nhiều, nên nông nghiệp ở miền Bắc bị đình đốn. Trái lại, ở miền Nam, kinh tế được phát triển nhanh chóng, trong đó đáng chú ý là nhiều loại nông sản mới như lúa Chiêm Thành (đưa từ Đại Việt sang), bông v.v… được trông ngày càng nhiềuở Trung Quốc.

Trong thời gian chinh phục của người Mông cổ, nền kinh tế Trung Quốc, nhất là ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề do chính sách giết sạch để lấy đất làm bãi cở chăn nuôi. Nhưng sau khi triều Nguyên thành lập, Hốt Tất Liệt đã thay đổi chính sách thống trị, do vậy nông nghiệp cũng có một số thành tựu nào đó mà điểm nổi bật là việc trông bông càng phổ biến hơn trước.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/tinh-hinh-nganh-nong-nghiep.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới

Tình hình ngành nông nghiệp

Thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, ở Trung Quốc nền kinh tế nói chung mà trước hết là nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình chính trị.

Dưới thời Tần, nông dân liên tiếp phải bở sản xuất để đi làm lao dịch, tiếp đó ở Trung Quốc lại trải qua mấy năm nội chiến, nên nông nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng.

Khi nhà Hán mới thành lập, ruộng đất phần lớn bị bở hoang, dần cư thưa thớt, khắp cả nước đều đói khổ, thậm chí có hiện tượng người ăn thịt người, đến vua cũng không có đủ bốn con ngựa cùng màu để kéo một cỗ xe, các quan lớn thì có kẻ phải ngồi xe bở.

Tình hình ngành nông nghiệp

Vì vậy, muốn khôi phục và phát triển sản xuất, làm dịu mâu thuẫn giai cấp để ngai vàng của mình được vững bền, các vua đầu thời Tây Hán đã thi hành một số chính sách nhằm nới rộng sức dân như giải phóng những người phải bán thân làm nô lệ trong thời gian chiến tranh, kêu gọi những người lưu tán trở về làng cũ, phục viên binh lính v.v… để tăng thêm nguồn lao động nông nghiệp trong xã hội. Đông thời, nhà nước cởn nhiều lần ban hành chính sách giảm nhẹ tô thuế phu dịch, khuyến khích việc sửa chữa và xây dựng các công trình thuỷ lợi.

Trong khi đó, kĩ thuật sản xuất được cải tiến nhiều : nông cụ bằng sắt được sur dụng càng rộng rãi, việc dùng bở ngựa để kéo cày càng phổ biến hơn, ngoài cày xới đất ra, loại cày gieo hạt cũng bắt đầu được áp dụng. Nhiều kinh nghiệm sản xuất được một số học giả viết thành sách để phổ biến cho nhân dân. Đổng thời, diện tích trông trọt không ngừng đượcmở rộng. Kết quả là năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng lên rắt nhiều.

Ca ngợi tình hình đó, thiên “Thực hóa chí” (thượng) của sách Hán thư đã chép một cách khuếch đại rằng :

“Đến đầu thời Vũ đế, trong khoảng 70 năm, nước nhà vô sự, nếu không gặp lụt lội hạn hánnhân dân người no nhà đủ. Lầm vựa ở các đô thị cho đến những nơi hẻo lánh đều đầy ắp, kho tàng của nhà nước thì thừa của cải. Tiền ở kinh đô tích luỹ hàng trăm hàng vạn, dây xâu tiền mục mà không xếp lại được. Thóc kho để hết năm này sang năm khác đầy tràn ra bên ngoài, mục không ăn được. Nhản dân khắp mọi đường mọi ngõ đều có ngựa, trên đông có từng đàn. Những người cưỡi ngựa cái bị khinh thưởng, không được đến dự hội hè”.

Nhưng đến cuối thời Tây Hán, do vua quan trong triều bất lực lại sống xa hoa, thuế khoá tăng lên, các địa chủ lớn không ngừng chiếm đoạt ruộng đất nên nhân dân đói khổ phải lưu tán và nổi dậy khởi nghĩa, việc sản xuất nông nghiệp lại bị đình đốn.

Đọc thêm tại: http://lichsuthegioi.blogspot.com/2015/06/nha-thanh-thi-hanh-chinh-sach-ong-cua.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: lich su the gioi